ĐỊA DANH NAM BỘ NỘI DUNG: ĐẤT BA GIỒNG - GIẢI MÃ ĐỊA DANH BA GIỒNG
Hay địa danh “Ba giồng” anh hùng ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, một vị trí chiến lược từ Sài Gòn xuống Miền Tây. Và nơi đây còn là bước đệm, là bàn đạp để ông cha ta tiến sâu, tiến mạnh về Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Vậy cái tên Ba giồng đó từ đâu mà có ?
Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của Paulus Của “giồng” với “gò” có ý nghĩa như nhau chỉ khu vực đất “cao ráo, nổi lên”. Nhưng trên thực tế ở Ba Giồng người ta dùng từ “gò” để chỉ khu đất cao mà tương đối hẹp, còn “giồng” là chỉ khu đất cao mà tương đối rộng. Các giồng này tập trung phổ biến ở vùng hạ lưu sông Tiền và sông Hậu mà Ba Giồng được xem như một trường hợp điển hình.
Cũng như các giồng đất khác, Ba Giồng được hình thành chủ yếu do đất cát pha, cao ráo nên thích hợp cho việc trồng hoa màu, các loại như bắp, đậu, khoai lang, thuốc lá…Chính vì đất giồng cao ráo nên nên rất thích hợp cho việc trồng các loại dưa được ghi chép trong các bài ca dao dân ca phải kể đến như:
“Gió đưa gió đẩy
Về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa.”
(Ca dao)
Theo sách Gia Định thành thông chí nói rõ Ba Giồng gồm những giồng đất cụ thể nào mà chỉ miêu tả chung chung “Ba Giồng ở hạt trấn Định Tường, đất gò đống lên xuống , cây cối um tùm tiếp nối nhau, chạy suốt huyện kiến đăng, kiến xương” mà nay là tương đương với khu vực rộng lớn gồm Thành phố Tân An, tỉnh Long An và các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè tỉnh Tiền Giang hiện nay).
Do đó mà ta không thể xác định cụ thể tên của ba giồng đất làm nên địa danh Ba Giồng một cách rõ ràng, chắc chắn. Theo tác giả Lê Công Lý “Ba Giồng” là tên gọi chỉ vùng đất từ phía Nam sông Vàm Cỏ Tây đến sông Tiền, dọc con đường Thiên lý xưa mà ngày nay là quốc lộ 1.
Vì vậy mà nếu có dịp về với đồng bằng châu thổ Cửu Long hãy ghé thăm nơi đây để xem có điều gì thú vị, bà con nhen!
Tài thiệu tham khảo: Đất Ba Giồng xưa, tác giả Lê Công Lý đăng trên tạp chí Xưa và Nay.