Về Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ
Thư viện số Nguyễn An Ninh – Chuyên đề Nam Bộ là một hoạt động thuộc chương trình “Tìm về nét Việt” của Quỹ Hoa Sen. “Tìm về nét Việt” tài trợ các dự án bảo tồn văn hoá, di sản văn hoá lịch sử, kiến trúc của dân tộc và địa phương; các dự án (hoặc công trình, chương trình) về văn hoá Việt Nam, văn hoá Nam Bộ, văn hoá biển, văn hoá các dân tộc của đất nước Việt Nam.
Tìm hiểu thêmSách/ Tài liệu mới
Tin tức
Xem thêm
Góp Quỹ - Xây Thư viện số Nguyễn An Ninh
Sự kiện "Gốm Nam Bộ - Dấu ấn trăm năm": Khơi dậy niềm tự hào từ đất
Bạn đọc có bao giờ lắng nghe câu chuyện được kể từ những lớp men óng ánh, từ dáng hình mộc mạc mà ẩn chứa bao tinh hoa của gốm Nam Bộ? Nghề gốm truyền thống đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của vùng đất phương Nam, là chứng nhân cho bao thăng trầm lịch sử và lưu giữ những giá trị nghệ thuật độc đáo.
Blogs
Xem thêm
Gốm Nam Bộ - Dấu ấn Trăm năm
Nét đặc trưng tiêu biểu của dòng gốm Cây Mai
Gốm Cây Mai là tên gọi của một dòng gốm nổi tiếng của “xóm Lò Gốm” thuộc vùng đất Sài Gòn xưa. Loại nghệ phẩm này đã có thời gian phát triển rực rỡ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Để tiếp nối bài viết về gốm Cây Mai, hôm nay, thư viện số Nguyễn An Ninh sẽ giới thiệu đến bà con đôi nét về những đặc trưng của dòng gốm đặc sắc này.

Gốm Nam Bộ - Dấu ấn Trăm năm
Không gian gốm sứ trên những mái chùa
Đã bao giờ bạn ngước lên những lớp lớp mái ngói của các hội quán người Hoa tại Chợ Lớn và trầm trồ trước một thế giới huyền ảo được tạo nên bởi gốm?
Tại Hội quán Tuệ Thành, đặc sắc nhất là hệ thống tiểu tượng chạy theo phần mái đã xuất hiện từ những năm 1908 do hai lò gốm nổi tiếng của người Hoa là Bửu Nguyên và Đồng Hòa thực hiện. Các lò gốm này đều thuộc khu vực Bến Lò Gốm (Chợ Lớn), là những lò chuyên sản xuất đồ gốm Sài Gòn khá nổi tiếng.

Gốm Nam Bộ - Dấu ấn Trăm năm
Đặc trưng riêng của gốm Sài Gòn
Dựa vào danh sách lò gốm và tiệm/chành bản đó gốm sứ ở Chợ Lớn - Sài Gòn từ những năm cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX được ghi chép trong các tài liệu mà theo Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng trong công trình viết về Gốm Sài Gòn do NXB Văn Hoá Văn Nghệ ấn hành có đoạn viết