Loading...

Yêu thương là tự do: Tản văn

Tác giả:
Trần Lê Sơn Ý
Đánh giá:
0/5
Định dạng:
Sách giấy
Chia sẻ:

Thông tin biên mục

  • Ký hiệu xếp kho/ giá: 895.92284 TR-Y
  • Nhà xuất bản: Văn hóa - Văn nghệ, 2018
  • Mô tả vật lý: 212tr. ; 21cm.
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Số ISBN/ISSN: 9786046845690
  • Phân loại DDC: 895.92284
  • Lần xuất bản: Tái bản lần thứ 1
  • Chủ đề: Văn học hiện đại, Việt Nam, Tản văn

Nội dung sách

Mỗi bài viết ngắn trong Yêu thương là tự do là một nhát cắt rất mỏng manh từ trong cuộc sống, được nói mạch lạc, rõ ràng, như những bức hình có tỉ mỉ ghi chú kề bên, đọng lại biết bao là dư vị. Dư vị của mùi hương mãi còn đó, xuân sắc và mê hoặc, dù thời gian có làm bao cuộc đổi thay.

Có nhiều chiêm nghiệm có thể chia sẻ, xoa dịu tâm trí trong những ngày trời “trở gió”, ví dụ: “Cái tình là thứ càng chia càng lớn lên”, “Dẫu thế nào mình cũng phải học cách tin để sống, để tiếp tục nuôi dưỡng yêu thương và hy vọng”, “Mình vẫn phải học cách tin vì không còn lựa chọn nào tốt hơn cho mình, cho cuộc sống vốn luôn tồn tại những điều xấu và tốt này”…
Tất cả đều hướng đến những tình cảm chân thành trong gia đình, bạn bè, những tâm tư dành cho con, cho những bức tranh đời đôi lúc lướt qua. Đối với những người đã lập gia đình, điều lo sợ nhất là sợi dây ràng buộc không ít thì nhiều, qua thời gian sẽ khiến mối quan hệ trở nên nặng nề hơn, bất chấp hơn. Như người ta thường bảo khi nắm một nắm cát, đừng nắm chặt quá kẻo cát trong tay sẽ chảy hết. Yêu thương của Trần Lê Sơn Ý cũng vậy, tuy nhiên, không chỉ là không cần nắm chặt mà còn hãy để cho mỗi người có một tự do riêng. Bởi ai cũng cần có một khoảng trời, một mong muốn, một con đường mà không phải lúc nào cũng cần hai người song hành. Đó là một cuộc hành trình. Cuộc hành trình đó, không chỉ để thỏa mãn cái tôi duy nhất, bản ngã riêng, mà là cuộc hành trình đi vào chính mình để cân bằng, giao hòa, chạm vào những miền thương của mỗi cá nhân. Để những yêu thương ấy, tự do ấy hòa nhịp cùng nhau hơn, chứ không phải để buông bỏ.

Từ chuyện gia đình đến chuyện xã hội thường tình, vẫn những rung rinh của một người phụ nữ nhạy cảm. Những dòng viết về những đứa con đứng bên đường gọi mẹ “Mẹ ơi. Đừng chết”, khi thấy mẹ đang đứng giữa đường với xe qua lại vun vút để nhặt nón cho con mà nghe nhói lòng.
Bên cạnh đó, bằng trái tim của người mẹ, tập tản văn dành hẳn một không gian để viết cho con. Nó như một hành trình của người phụ nữ, thời tự do vàng son, đến khi lập gia đình và khi có con. Có những yêu thương dịch chuyển, nhẹ nhàng và tự nhiên. Là góc nhìn của một người mẹ trong thời hiện đại, với những lo toan, suy niệm riêng.

Bình luận và đánh giá
Đánh giá:

Sách/ Tài liệu cùng thể loại

Truyện SƠN NAM trên Tuần Báo Tiểu Thuyết Thứ Năm

Neo Đậu Hai Quê - Phần 6

Neo Đậu Hai Quê - Phần 5

Neo Đậu Hai Quê - Phần 4