Loading...

Địa Danh Nam Bộ: Cần Thơ

Nằm nép mình bên hữu ngạn của con sông Hậu hiền hòa, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, vùng đất mà nổi danh với cái tên “Thủ phủ miền Tây”. Cần Thơ nổi tiếng không chỉ là trung tâm kinh tế của vùng miền Tây sông nước mà còn có nhiều nét văn hóa thú vị và đặc sắc làm nên một xứ Tây đô phồn hoa đô hội, được nhắc đến với câu ca: “Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về” Vậy mỗi khi nhắc đến cái tên Cần Thơ có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao nó lại được gọi như vậy? Sở dĩ được gọi như vậy là vì khi đối chiếu Cần Thơ với tên Khơ-me nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre) thì người ta thấy không có liên quan gì về mặt ngữ âm. Vì vậy mà người ta vẫn chưa vội kết luận rằng Cần Thơ là một địa danh gốc Việt. Tìm hiểu trong vài tài liệu viết bằng chữ Hán sẽ thấy địa danh Cần Thơ được ghi bằng 2 chữ Nôm 芹苴. Vì không phải từ Hán Việt và không có nghĩa, vậy nên phải dò tìm theo hướng các địa danh được Việt Hóa. Theo hướng này, ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khơ-me “Kìntho” mang nghĩa “cá sặc rằn” hay người ở Bến Tre còn gọi là “cá lò tho”. Từ quan điểm cho rằng “lò tho” là danh từ chung tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khơ-me “Kìntho”, người ta sưu tầm các tư liệu về lịch sử dân tộc, sinh hoạt người Khơ-me xưa ở địa phương trong nhiều hướng và dẫn đến kết luận Cần Thơ xuất phát từ danh từ “Kìntho” của Khơ-me. Qua đó cho thấy rằng nguồn gốc của cái tên Cần Thơ rất thú vị, ngoài ra còn cho thấy nhân dân ta rất sáng tạo khi sử dụng phương thức Việt hóa địa danh của ngôn ngữ một dân tộc khác nữa đó nhen. Và nếu có dịp hãy thử một lần ghé thăm vùng đất Tây Đô này một lần có lẽ bạn sẽ quyến luyến mãi cái vùng đất này cho mà coi.

Tranh ảnh khác

Địa Danh Nam Bộ: CÀ MAU - Hòn Đá Bạc – Viên Ngọc Vùng Cực Nam Tổ Quốc

Địa Danh Nam Bộ: Gò Công

Nhân Vật Nam Bộ: Kha Vạng Cân - Vị Kỹ Sư Tài Ba - Người Chủ Tịch Đầu Tiên Của Uỷ Ban Hành Chính Sài Gòn - Chợ Lớn

Nghi Lễ Nam Bộ: Lễ cúng tiên sư ở Nam Bộ