Loading...

Địa danh Nam Bộ - Vĩnh Long

[VĨNH LONG TRONG SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ LONG HỒ] Vĩnh Long vùng đất mang nặng phù sa của hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đã bồi đắp nên một vùng đất yên bình, trù phú là một trong những xứ sở được mệnh danh là “ Đất địa linh nhân kiệt”. Nơi mà xưa kia từng là Long Hồ Dinh sừng sững uy nghi, cột mốc đánh dấu chủ quyền đầu tiên của nhà Nguyễn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nay là tỉnh Vĩnh Long một trong 13 tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL, cách TP.HCM 132 Km về phía Nam theo hướng Quốc lộ 1A. Vậy có bao giờ chúng ta tự hỏi cái tên Vĩnh Long từ đâu mà có ? Không giống như những địa danh khác để có được tên gọi Vĩnh Long như hôm nay thì chính địa danh này đã phải trải qua quá trình chuyển biến từ Long Hồ sang Vĩnh Long một cách vô cùng phức tạp. Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú cắt một phần của tỉnh Gia Định để lập Định Viễn Châu và Long Hồ Dinh, lỵ sở đóng tại Cái Bè ( nay thuộc tỉnh Tiền Giang nằm trong khoảng giữa Mỹ Tho và Cù Lao Giêng). Năm 1757, Nặc Ông Tôn hiến đất Tầm Phong Long ( Có lẽ bao gồm vùng từ Châu Đốc xuống Long Xuyên, Cần Thơ đến Sa Đéc, Vĩnh Long). Nhân đó Nguyễn Cư Trinh đòi dời Dinh Long Hồ từ Cái Bè về Xứ Tầm Bào ( nay là tỉnh lỵ Vĩnh Long) từ đó có xã sở tại được gọi là Long Hồ. Năm 1779, Nguyễn Phúc Ánh cho dời lỵ sở Long Hồ Dinh đến bãi Bà Lúa, trên một Cù lao ở Hậu Giang gần ranh giới ba tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh đổi tên dinh thành Hoằng Trấn Dinh tức Tân Dinh. Từ đó mà cù lao Bà Lúa được đổi tên thành cù lao Tân Dinh hay cù lao Hoằng Trấn. Nhưng qua 1780 nhận thấy Tân Dinh xa xôi nên lại cho dời lỵ sở dinh về Long Hồ và Hoằng Trấn Dinh được đổi thành Vĩnh Trấn Dinh. Năm 1808, Gia Long đổi dinh thành trấn, Vĩnh Trấn Dinh được đổi thành Vĩnh Thanh Trấn. Về thời Minh Mạng, năm 1831 vì cử tên Hoàng hậu Hiếu Minh vợ chúa Nguyễn Phúc Chu là Vĩnh Thanh Lăng nên đổi Vĩnh Thanh Trấn thành Vĩnh Long Trấn để qua 1832 trở thành tỉnh Vĩnh Long. Qua đây ta có thể nhận ra rằng vùng đất Long Hồ Dinh đã phải trải qua biết bao lần thay tên đổi họ, trải qua biết bao triều đại với bao cách đặt tên khác nhau, nhưng rồi cuối cùng nó lại được khoác lên mình cái tên thân thương Vĩnh Long. Và có phải chăng cái tên Vĩnh Long ra đời là ảnh hưởng của tập quán cử tên những người thế lực của cư dân nơi đây từ thời Minh Mạng ?

Tranh ảnh khác

Địa Danh Nam Bộ: CÀ MAU - Hòn Đá Bạc – Viên Ngọc Vùng Cực Nam Tổ Quốc

Địa Danh Nam Bộ: Gò Công

Nhân Vật Nam Bộ: Kha Vạng Cân - Vị Kỹ Sư Tài Ba - Người Chủ Tịch Đầu Tiên Của Uỷ Ban Hành Chính Sài Gòn - Chợ Lớn

Nghi Lễ Nam Bộ: Lễ cúng tiên sư ở Nam Bộ