Loading...

Kiến Trúc Nam Bộ: Đặc Trưng Nhà Sàn Nam Bộ

Nhà sàn là hình thức cư trú khá phổ biến ở Tây Nam Bộ, nhất là những nơi hay ngập nước ở Đồng Tháp Mười hay Tứ giác Long Xuyên. Những cây gỗ được sử dụng làm cọc đỡ nhà sàn đều thuộc loại gỗ tốt, sinh trưởng trong các khu rừng già. Hệ thống cột của nhà sàn được kết liền nhau bằng những thanh đà để tăng khả năng chống lại sức nước. Khác với miền Bắc và miền Trung, vùng Tây Nam Bộ không có bão nhưng lại thường có nước ngập nên khung cột nhà sàn ở đây thường làm cột sàn rời với cột nhà, có nhà làm cột sàn bằng bê tông để lỡ mà có nước ngập về ngâm lâu làm hư hỏng cột sàn thì còn dễ mà thay cột. Một vài địa phương ở Tây Nam Bộ tuy không bị ngập nước nhưng vẫn có những gia đình làm nhà sàn, vừa có tác dụng tránh mưa vào mùa ngập, vừa dùng gầm sàn làm nơi chứa đồ vào mùa khô. Còn có loại nhà sàn cất trên sông rạch, ao hồ dùng làm chỗ để nghỉ mát, giải trí hay “ăn nhậu” thì được gọi là “nhà mát”.

Tranh ảnh khác

Kiến Trúc Nam Bộ: Tìm Về Nét Kiến Trúc Xưa - Lăng Ông Bà Chiểu

Địa Danh Nam Bộ: Vũng Tàu - Qua Từng Thời Kỳ Lịch Sử

Nhân Vật Nam Bộ: Lưu Văn Lang - Ngôi Sao Sáng Của Nền Kỹ Thuật Đông Dương

Nhân Vật Nam Bộ: Bùi Hữu Nghĩa – Nhà Nho Tài Ba Và Lòng Yêu Nước Sâu Sắc Của Miền Nam Bộ