Loading...

Đường 1C hôm nay và ngày mai

Tác giả:
Ban Liên Lạc Cựu cán bộ Đoàn TNVN Phía Nam
Đánh giá:
0/5
Chủ đề:
Định dạng:
Phim tài liệu
Chia sẻ:

Nội dung sách

Tuyến đường 1C được hình thành trong bối cảnh cuộc chiến chống Mỹ đầy cam go ở miền Tây Nam Bộ. Con đường này tiếp nối đường Trường Sơn, từ miền Đông Nam Bộ về tận mũi Cà Mau.

Tại đây những thanh niên từ 15 tới ngoài 20 tuổi với hơn 2/3 là nữ, làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, lương thực, đón bộ đội từ miền Bắc vào chi viện chiến trường miền Tây Nam Bộ từ năm 1967 tới ngày thống nhất đất nước. Lực lượng thanh niên đã tạc nên huyền thoại con đường 1C lịch sử bằng tuổi thanh xuân và xương máu của mình.

Tuyến đường 1C là tuyến đường nối tiếp đường Trường Sơn, từ vùng Đông Nam Bộ đến hết mũi Cà Mau. Năm 1966, đội Thanh niên xung phong của các tỉnh miền Tây Nam Bộ làm công tác vận chuyển vũ khí cho lính miền Tây đánh giặc. Phần lớn thanh niên hoạt động kháng chiến trên tuyến đường máu lửa này năm ấy là những cô gái ở độ tuổi xuân xanh. Điều đặc biệt nhất trên tuyến đường huyết mạch này, chính là số lượng nữ chiếm đến hai phần ba lực lượng (trong tổng số hơn 800 người). Đôi bàn chân con gái băng đồng, lội sông, vượt rừng không chùn bước và những người con gái “gánh sông núi trên vai”, cho huyền thoại con đường bắt đầu.

Những người con gái ấy đã hy sinh tất cả, chiến đấu trên tuyến đường 1C với những ước mơ thật giản dị: nếu gặp được người mình yêu thương sẽ xây nên ngôi nhà, sẽ sinh những đứa con. Đó cùng là mơ ước của biết bao phụ nữ đã hiến dâng tuổi xuân trên mọi chiến trường khác. Họ đã chiến đấu ngoan cường và cùng gặp nhau trong mơ ước thầm kín ấy.

Không lâu sau, Bộ chỉ huy quân đội Mỹ và Vùng 4 chiến thuật quân đội Sài Gòn biết rõ con đường "sinh mệnh" của chiến trường miền Tây đã dốc toàn lực đối phó bằng các loại vũ khí tối tân có tính sát thương và hủy diệt cao. Trên trời là máy bay B-52; dưới đất, địch tổ chức hành quân cấp sư đoàn, trung đoàn, lữ đoàn với chất độc hóa học, chính sách chiêu hồi, chiêu hàng, mạng lưới "phượng hoàng", cảnh sát, mật vụ dày đặc. 
Khu lòng chảo tuyến đường Vĩnh Tế - Tám Ngàn - Cái Sắn - Bảy Núi, Ba Hòn, mà trung tâm là những cánh rừng với những địa danh Vĩnh Điều, Tràm Dưỡng, Đồng Cừ, Gộc Xây... đã hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn.

Bình luận và đánh giá
Đánh giá:

Sách/ Tài liệu cùng thể loại

Nhớ Cô Ba Định - Tập 1

Nhân vật Nam Bộ - Bí thư xứ ủy Nam Kỳ đồng chí Trương Văn Bang

Ký ức Lê Anh Xuân

Văn hóa dừa - Tập 3