Loading...
Thứ Ba, 26/9/2023

Ra mắt Quỹ Hoa Sen: cổ vũ tinh thần khai phóng và tôn chỉ không vì lợi nhuận trong giáo dục đại học

Quỹ Hoa Sen sẽ là nơi tập hợp và hoà nhịp những nỗ lực của các cá nhân và tập thể trong việc trợ giúp tài chính cho các hoạt động phát triển học tập, nghiên cứu, giao lưu học thuật, quảng bá tri thức và bảo tồn văn hoá tại các cơ sở giáo dục đại học không vì lợi nhuận”

Chia sẻ về sứ mệnh và mục tiêu của quỹ, TS Quách Thu Nguyệt, chủ tịch hội đồng quản lý quỹ, cho biết: “Quỹ Hoa Sen (Hoa Sen Foundation) là một quỹ xã hội, ra đời với sứ mệnh cổ vũ tinh thần khai phóng và tôn chỉ không vì lợi nhuận trong giáo dục đại học. Quỹ Hoa Sen sẽ là nơi tập hợp và hoà nhịp những nỗ lực của các cá nhân và tập thể trong việc trợ giúp tài chính cho các hoạt động phát triển học tập, nghiên cứu, giao lưu học thuật, quảng bá tri thức và bảo tồn văn hoá tại các cơ sở giáo dục đại học không vì lợi nhuận”. Bà Nguyệt cũng cho biết, minh bạch, công bằng và chuyên nghiệp là những nguyên tắc nền tảng mà Quỹ Hoa Sen sẽ luôn kiên định trong việc quản lý nguồn lực tài chính các mạnh thường quân hiến tặng.

Theo bà Nguyệt, trước mắt quỹ sẽ triển khai 05 chương trình. Trong đó, chương trình “Chắp cánh ước mơ” sẽ trao học bổng cho sinh viên có nhiều nỗ lực trong học tập, hoạt động thiện nguyện; các sinh viên tài năng về học thuật, nghệ thuật, thể thao cần sự trợ giúp về tài chính; các giảng viên tài năng, nghiên cứu viên tài năng cần sự trợ giúp về tài chính để nâng cao trình độ.

Chương trình “Vươn tới chân trời” sẽ cấp nguồn tài chính cho các đề tài (hoặc công trình, chương trình) nghiên cứu khoa học; các dự án, chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, áp dụng giáo dục khai phóng; các công trình sáng tạo, các tác phẩm sáng tác đầu tay của giảng viên, sinh viên.

Chương trình “Ươm mầm khai sáng” sẽ cấp nguồn tài chính cho các hoạt động dịch thuật, biên khảo, xuất bản và phân phối các tác phẩm có giá trị tư tưởng, văn hoá nền tảng và thực chứng của nhân loại; các dự án, chương trình tạo dựng và nuôi dưỡng đời sống nội tâm lành mạnh cho giới trẻ; các hoạt động quảng bá tri thức, nâng cao dân trí trong cộng đồng.

Chương trình “Tìm về nét Việt” sẽ cấp nguồn tài chính cho các dự án (hoặc công trình, chương trình) bảo tồn văn hoá, di sản văn hoá lịch sử, kiến trúc của dân tộc và địa phương; các dự án (hoặc công trình, chương trình) về văn hoá Việt Nam, văn hoá Nam bộ, văn hoá biển, văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Chương trình “San sẻ yêu thương” sẽ đại diện cho chủ trương không vì lợi nhuận trong các tổ chức giáo dục liên quan; phổ biến và nhân rộng phong trào, chủ trương giáo dục đại học không vì lợi nhuận.

Nhân dịp lễ ra  mắt, đại diện hội đồng quản lý Quỹ Hoa Sen cũng đã giới thiệu khái quát về định hướng tài trợ cho nghiên cứu về giáo dục đại học không vì lợi nhuận tại Việt Nam. Đặc biệt, dự án "Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ" (dự kiến 06 tập) của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên được đề xuất để Quỹ Hoa Sen tài trợ, thuộc chương trình "Tìm về nét Việt".

Ngay sau thư kêu gọi đóng góp cho Quỹ Hoa Sen, đã có nhiều cá nhân đã bày tỏ  việc ủng hộ quỹ, đó là việc tài trợ và đóng góp hiện kim, tiền mặt cho quỹ. Trong đó, TS. Bùi Trân Phượng - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, cam kết sẽ tài trợ một khoản hiện kim cho chương trình "Vươn tới chân trời" của Quỹ Hoa Sen liên tục trong thời gian 5 năm để nghiên cứu về mô hình giáo dục không vì lợi nhuận tại Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, có nhiều giảng viên, nhân viên trường Đại học Hoa Sen cũng đã cam kết tài trợ cho Quỹ liên tục trong vòng 10 năm, 25 năm...

* Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM – bà Nguyễn Thị Thu đã ký văn bản số 6806/QĐ-UBND về việc công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Hoa Sen TP.HCM. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 28.12.2016.UBND TP.HCM cũng công nhận hội đồng quản lý Quỹ Hoa Sen nhiệm kỳ I (2016 - 2021) gồm 09 thành viên. Trong đó, chủ tịch hội đồng quản lý quỹ là bà Quách Thu Nguyệt. Phó chủ tịch hội đồng quản lý quỹ là ông Nguyễn Thiện Tống. Giám đốc quản lý quỹ là ông Hoàng Huy Thông.

Ngoài ra, thành viên hội đồng quản lý quỹ gồm: bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Lương Văn Lý, ông Nguyễn Trọng Hạnh, bà Vũ Kim Hạnh, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, ông Phạm Quốc Lộc.

Tin liên quan

“Công Dân Số Bạc” – Lớp Học Kỹ Năng Số Miễn Phí Dành Cho Người Cao Tuổi Tại Thư viện số Nguyễn An Ninh

Để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số… Cuộc sống hôm nay đang thay đổi từng ngày với sự xuất hiện của công nghệ: điện thoại thông minh, mã QR, mạng xã hội, dịch vụ công trực tuyến... Thế nhưng, giữa guồng quay ấy, có những người ông, người bà vẫn đang loay hoay với chiếc điện thoại cảm ứng, chưa thể gọi video cho con cháu, hay không biết làm sao để kiểm tra lương hưu, bảo hiểm y tế qua mạng, hoặc trao đổi, kết nối với con cái, bạn bè qua ứng dụng mạng xã hội.
Xem chi tiết

Văn hóa - Nhịp cầu nối muôn nơi

Trong thời gian ekip thực hiện nội dung Gốm Nam Bộ - Dấu Ấn Trăm Năm đi tìm hình ảnh minh hoạ cho dòng gốm Vĩnh Long, thật may mắn, Thư viện được kết nối với anh Phan Trường Sơn - Biên tập phim tài liệu Đài Truyền hình Vĩnh Long. Ngay sau đó, anh đã gửi bộ ảnh chất lượng giúp chúng tôi thực hiện bộ minh hoạ đẹp và chất lượng về các tác phẩm gốm Vĩnh Long mộc mạc, có hồn.
Xem chi tiết

Gốm Nam Bộ Hành Trình Di Sản: Khi Hiện Tại Là Sự Tiếp Nối Của Quá Khứ

Chuỗi sự kiện gốm Nam Bộ - Dấu ấn trăm năm không chỉ là nhịp cầu để giúp kết nối bạn đọc với các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, những bạn trẻ đầy nhiệt huyết có sự am hiểu về các dòng gốm Nam Bộ để cùng nhau lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa để cái truyền thống không mất đi trong xã hội đương đại mà trở thành một sự tiếp nối, để cùng nhau viết tiếp những câu chuyện tưởng quen thuộc nhưng cũng lắm điều mới lạ mà không phải ai cũng tường tận.
Xem chi tiết

Gốm Nam Bộ - Di sản trăm năm hồi sinh giữa lòng đô thị - HTV9

Từ ngày 24 đến 31/5, Thư viện số Nguyễn An Ninh phối hợp cùng Đường sách TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện "Gốm Nam Bộ – Dấu ấn trăm năm", nhằm tôn vinh di sản gốm truyền thống qua cả hai không gian vật lý và trực tuyến.
Xem chi tiết