Loading...
Chủ Nhật, 18/5/2025

Đặc trưng riêng của gốm Sài Gòn

Dựa vào danh sách lò gốm và tiệm/chành bản đó gốm sứ ở Chợ Lớn - Sài Gòn từ những năm cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX được ghi chép trong các tài liệu mà theo Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng trong công trình viết về Gốm Sài Gòn do NXB Văn Hoá Văn Nghệ ấn hành có đoạn viết
Dựa vào danh sách lò gốm và tiệm/chành bản đó gốm sứ ở Chợ Lớn - Sài Gòn từ những năm cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX được ghi chép trong các tài liệu mà theo Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng trong công trình viết về Gốm Sài Gòn do NXB Văn Hoá Văn Nghệ ấn hành có đoạn viết:
“Lò nào thuộc dòng gốm nào (ngoại trừ các lò thuộc dòng gốm Quảng thái dứu đào - được gọi chung là gồm Cây Mai) và các tiệm/chành nào buôn bán sản phẩm gốm sứ nhập khẩu, tiệm/chành nào bán đồ gốm sứ nội hóa hoặc cả sản phẩm nhập khẩu lẫn sản phẩm nội hóa. Đây là một trở ngại khó vượt qua để có được những nhận định chính xác và như vậy, buộc chúng ta phải tiếp cận bằng cách liên kết các cứ liệu có được với các dữ liệu lịch sử để có những giả định liên quan đến đối tượng đang tìm hiểu: Gốm Sài Gòn.
 
Gom-SG
 
Trước hết, các dữ liệu có được từ di tích lò Cây Keo/Hưng Lại, quận 8 cho chúng ta biết được cơ cấu sản phẩm (được cho rằng thuộc 3 giai đoạn) gồm:
  1. Đồ đựng sảnh nâu, chủ yếu lu chứa nước;
  2. Các loại hũ men nâu, men vàng: hũ, khạp, hộp, chậu, vịn... và đó "bỏ bạch" (trắng mỏng): siêu, ơ, nổi tay cầm dưới đáy có bảng lò "Hưng Lợi diêu”... bên trong có tráng men chống thấm và chậu sành men màu, bỏ ô trang trí hoa văn và
  3. Đồ xanh - trắng (áo men trắng vẽ lam) và men đa sắc: chén, tô, dĩa, ly, cốc, muỗng được xác định niên đại nửa đầu thế kỷ XX. Một số sản phẩm có chữ Hán: Việt Lợi, Kim Ngọc, Chấn Hoa xuất phẩm, Nhất phiến băng tâm.
Trong cơ cấu sản phẩm của lò Cây Keo/Hưng Lợi, chúng ta nhận ra các loại sản phẩm của các dòng gốm; đặc biệt, sản phẩm gốm của giai đoạn 3 là thuộc loại sản phẩm gốm “bạch dứu” của dòng gốm Tiều. Một số di vật khai quật được thuộc dòng gốm này trong giới sưu tập gốm Nam hiện có những mẫu đối chứng lành lặn. Tất cả những sản phẩm do đã chỉ ra chúng được sản xuất cùng niên đại, tức “khoảng nửa đầu thế kỷ XX" - theo kết quả nghiên cứu từ cuộc khai quật lò gốm Hưng Lợi do các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh công bố.
 
Các sản phẩm bạch dứu thời khởi phát này về chất lượng, đặc biệt về mặt chất lượng thẩm mỹ con non yếu và chính vì đó đồ gốm này không được thế nhân đương thời đánh giá cao như đồ gốm công nghệ miếu vũ Cây Mai, thuộc dòng gốm Quảng “thái dứu đào”.
Nói cách khác gốm mỹ thuật Cây Mai với chất lượng trội bật đã lấn át các dòng gốm gia dụng khác nên đã thành danh và mãi về sau, sớm nhất là vào khoảng 1920-1930, dòng gốm bạch dứu này, nhờ những điều kiện lịch sử thuận lợi mới phát triển đạt được chất lượng đáng chú ý. Trước hết, tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Kỳ kế từ đầu thế kỷ XX đến mấy thập niên sau đó, đã có những bước chuyển biến khác xưa: giới thương gia, điền chủ, công chức... hình thành một tầng lớp xã hội sung túc, có nhu cầu theo đòi lối sống phong lưu, mua sắm các loại hàng hóa thời thượng, sang trọng, theo đó, các loại đồ gia dụng gốm sứ có chất lượng ra đời đáp ứng nhu cầu của giới tiêu dùng. Đây là tiền đề để ngành sản xuất và buôn bán sản phẩm gốm sứ ở Chợ Lớn - Sài Gòn phát triển mạnh mẽ như những ghi chép trong các tài liệu thư tịch đã dẫn trên đây. Một điều kiện quan trọng khác là đội ngũ nghệ nhân gốm sứ mới được tăng bổ từ dòng người Hoa nhập cư mà cụ thể là những thợ gốm Phong Khê (Triều Châu, tỉnh Quảng Đông)”.
 
 
Tài liệu tham khảo:
Huỳnh Ngọc Trảng - Lưu Kim Chung.(2020). Gốm Sài Gòn, Nxb Văn Hóa Văn Nghệ.
 

Tin liên quan

Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa

Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, “ lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn…” đến nay đã hơn 300 năm. Ba trăm năm với bao biến cố thăng trầm, dấu tích của Sài Gòn xưa đã dần nhạt phai dưới lớp bụi thời gian. “Vật đổi sao dời”, đây đó còn lưu lại một vài ngôi đình, chùa miếu, lăng mộ … đã qua sửa chữa tu bổ nhiều lần dù có làm mất dần nét cổ kính nhưng phần nào còn thể hiện sự lưu tâm gìn giữ. Lần theo sử sách và một vài dấu tích, chúng tôi đi tìm lại một “Sài Gòn Xưa” lâu nay chưa được nhiều người biết đến. Đó là một làng nghề nổi tiếng đã từng góp phần cho sự phát triển của vùng đất này: Xóm Lò gốm.
Xem chi tiết

9X mong mang nắng về làng gốm Lái Thiêu xưa

Nhóm thợ vẽ của Nắng chủ yếu là các bạn gen Z cùng chung đam mê về văn hóa truyền thống và muốn phục dựng những giá trị cũ với hình thức sáng tạo hơn.
Xem chi tiết

"Vương quốc đỏ"

Nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long từ hàng nghìn năm qua đã được bồi đắp bởi lớp phù sa màu mỡ, đỏ ối đến từ dòng sông mẹ Mekong. Những lớp phù sa ấy không chỉ nuôi dưỡng cây trái trĩu cành mà còn ban tặng cho người Vĩnh Long cái “mỏ vàng” là đất sét đỏ – nguyên liệu chính để làm nên các sản phẩm gạch ngói và gốm. Ấy cũng là lý do vì sao người ta thường gọi Vĩnh Long là “Vương quốc đỏ”.
Xem chi tiết

Gốm đỏ Vĩnh Long - vẻ đẹp bình dị được tạo tác bởi đôi bàn tay tài hoa

Nói đến gốm sứ Nam Bộ, người ta đã quá quen với các sản phẩm gốm sứ được tráng men bóng loáng và điểm tô họa tiết tinh tế của hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai; song những năm gần đây, với những nỗ lực của bà con tỉnh Vĩnh Long, người ta đã dần quen mặt hơn với cái tên “gốm đỏ Vĩnh Long”.
Xem chi tiết