Loading...
Thứ Sáu, 30/8/2024

Review Tiểu thuyết "Ngọn cỏ gió đùa" - "Ngọn cỏ" trong "cơn gió" của số phận

Tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, xuất bản lần đầu năm 1926. Phỏng theo kiệt tác “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo, tác phẩm đã tinh tế vẽ nên bức tranh về những phận người khốn khó, bị cuốn vào vòng xoáy của nghịch cảnh nghiệt ngã giữa lòng nông thôn Nam Bộ. Những con người ấy, như những "ngọn cỏ" mong manh trước gió, tuy chịu đựng bao nghịch cảnh ai oán nhưng vẫn giữ vững những phẩm chất cao đẹp, sáng ngời trong từng hành động và suy nghĩ.

Trong văn học Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh nổi lên như một ngòi bút tiên phong, với những tác phẩm đậm nét nhân văn, khắc họa rõ rệt số phận của con người Nam Bộ trong bối cảnh xã hội đầy biến động và chia cắt vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nổi bật trong số đó là tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, xuất bản lần đầu năm 1926. Phỏng theo kiệt tác “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo, tác phẩm đã tinh tế vẽ nên bức tranh về những phận người khốn khó, bị cuốn vào vòng xoáy của nghịch cảnh nghiệt ngã giữa lòng nông thôn Nam Bộ. Những con người ấy, như những "ngọn cỏ" mong manh trước gió, tuy chịu đựng bao nghịch cảnh ai oán nhưng vẫn giữ vững những phẩm chất cao đẹp, sáng ngời trong từng hành động và suy nghĩ.

chân dung HBC

Tiểu thuyết đưa người đọc đến với một làng quê Nam Bộ nghèo khó, thất kém mất mùa vào năm Gia Long thất niên (1808). Một chàng thanh niên tuổi hai mươi, Lê Văn Đó, vì không đành lòng nhìn thấy đàn cháu chịu cảnh đói khổ, đánh liều bưng trộm nồi cháo heo ở nhà ông Bá hộ Cao giàu có. Nào ngờ, Đó bị người ta bắt được, xông vào đánh đập rồi bị đưa vào tù, án chồng án chịu đến tận hai mươi năm, tất cả chỉ vì trộm một nồi cháo heo. Mẹ chết, gia đình ly tán, cộng thêm cả cảnh tù đày oan ức biến Lê Văn Đó từ một người nông dân chất phác, chưa hề biết giận biết buồn trở thành một kẻ lầm lì và đầy hung hãn. Tuy nhiên, bước ngoặt trong cuộc đời Đó đến khi hắn được giác ngộ bởi Hòa thượng Chánh Tâm. Chính nghĩa cử cao đẹp của Hòa thượng đã đánh thức phần “người” sống dậy trong tâm thức Lê Văn Đó, từ đó hắn chọn một cuộc sống từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn cho người người cùng cảnh với mình. 

ngọn cỏ gió đùa

Trong bức tranh đa chiều của Ngọn cỏ gió đùa, còn có sự xuất hiện của Lý Ánh Nguyệt, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại vô cùng truân chuyên. Vì chữ hiếu, Ánh Nguyệt chấp nhận cuộc sống khổ cực, phải đi ở đợ cho nhà giàu. Khi bị chồng phản bội và bỏ rơi, nàng vẫn kiên quyết giữ vững phẩm hạnh, một lòng nuôi con trong danh dự và lòng tự trọng. Những cơn gió nghiệt ngã của số phận đưa đẩy, khiến cuộc đời của Lý Ánh Nguyệt và Lê Văn Đó giao nhau, tạo nên những câu chuyện bi thương, lâm ly và đầy cảm xúc, phản ánh sâu sắc những đau khổ cùng cực của con người trong xã hội đầy rẫy bất công và ngang trái.

Thành công lớn nhất của Hồ Biểu Chánh trong xây dựng tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, ấy là ngoài việc xây dựng nên những thiên bi kịch mà vẫn làm ngời lên cái đẹp trong bản chất nhân vật, còn lồng ghép khéo léo triết lý Phật giáo và Nho giáo, làm cho tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân văn sâu sắc. Nhờ nghĩa cử cao thượng của người nhà Phật mà lương tri của Lê Văn Đó được thức tỉnh, từ đó sống trọn cuộc đời ngay thẳng và bao dung. Nàng Lý Ánh Nguyệt thân phận nghèo khổ thấp hèn nhưng luôn sống trọn đạo làm con, giữ trọn lòng đoan trinh của một người phụ nữ. Bên cạnh đó, những thứ bất công, đớn hèn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ cũng được tác giả phản ánh hết sức chân thật và có giá trị phê phán sâu sắc. Những kẻ vì công danh mà bỏ qua chuyện nhơn nghĩa, những kẻ vì tài lộc mà khinh rẻ phận cùng người, ắt có ngày sẽ phải trả giá. 

ngọn cỏ gió đùa (1)

Có thể thấy, với ngòi bút chất phác, giản dị, gần gũi với đời sống Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đã đưa Ngọn cỏ gió đùa đạt đến đỉnh cao của triết lý nhân sinh, đưa con người đến với con đường chính đạo và tỏa sáng nhân cách làm người. Tác phẩm không chỉ là bức tranh sống động về cuộc sống, mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về lòng nhân ái, sự kiên định với lẽ phải, và tinh thần vượt lên trên những nghịch cảnh khắc nghiệt. Qua Ngọn cỏ gió đùa, Hồ Biểu Chánh đã khẳng định giá trị trường tồn của phẩm hạnh và đạo đức, biến câu chuyện bi kịch của một vùng quê Nam Bộ thành tấm gương sáng về sự bất khuất và lòng nhân hậu. Chính những phẩm chất đó đã khiến tác phẩm không chỉ lay động trái tim người đọc, mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ sau, hướng tới một cuộc sống cao đẹp, giàu ý nghĩa.

TNV Như Thơ  

Tin liên quan

“ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1945” - TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI THƯỞNG TRẦN VĂN GIÀU NĂM 2024

Sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ dày 552 trang, được bố cục thành 2 phần với 4 chương.
Xem chi tiết

Review Sách "Neo đậu hai quê" của tác giả Dương Thanh Thanh và Lê Minh Hà

Quyển sách với độ dày 475 trang gồm những bài tùy bút, thơ và bút ký của hai vợ chồng tác giả Lê Minh Hà, Dương Thanh Thanh viết về những tâm tư, tình cảm, trải nghiệm trong cuộc sống. Đó là nỗi hoài niệm về người cha, về xứ Huế thân thương khi về làm dâu ở Vĩnh Long như: Người thích mua hoa chiều ba mươi, Có một nỗi nhớ Huế đằm sâu, trong tôi của tác giả Thanh Thanh, những tình người với nhau khi cô nằm bệnh viện như tác phẩm: chuyện xứ nhà thương,…, Những tình cảm về di tích và thắng cảnh ở Vĩnh Long như Sông nước Đình Khao, Bên dòng Long Hồ, Chuyện về mảnh vỡ súng thần công và hai quả đạn nơi Miếu Công Thần Vĩnh Long,… của tác giả Lê Minh Hà. Đôi khi là những suy tư về những cảnh vật, con người chứa đựng trong tâm hồn đầy nhạy cảm của hai tác giả.
Xem chi tiết