Loading...
Thứ Hai, 16/12/2024

Lược Sử Sài Gòn Từ Thế Kỷ Xvii Đến Khi Pháp Xâm Chiếm (1859) - Tác Giả: Nguyễn Đình Đầu

“Có lẽ một thứ “văn hóa thành phố Sài Gòn” đã manh nha hình thành, tuy vẫn giữ cốt cách Việt Nam nhưng văn hóa đó đã mang thêm tính cách “kẻ chợ” và quốc tế., từ ngôn ngữ đến văn học, từ phong cách đến tập quán.

Những Con người Sài gòn phải kinh qua mấy thế hệ nữa mới tự khẳng định mình trọn vẹn. Song những người Sài Gòn đầu tiên đó phải là những người quả cảm tiên phong, dám nghĩ, dám làm, thương yêu nhau mà vẫn bao dung người ngoại tộc, còn gắn bó với đạo lý cổ truyền nhưng không xem “buôn bán là mạt nghiệp”...Không có những con người thành phố đầu tiên như thế sẽ không có Sài Gòn, cũng như nếu không có những lưu dân đầu tiên mạo hiểm, sáng tạo và cần cù thì cũng không thể có biến cố “gạo trở thành hàng hóa” trước nhất ở phủ Gia Định vào thời ấy.” 

(Trích) 

------------------

 

 

Tin liên quan

“ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1945” - TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI THƯỞNG TRẦN VĂN GIÀU NĂM 2024

Sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ dày 552 trang, được bố cục thành 2 phần với 4 chương.
Xem chi tiết

Review Sách "Neo đậu hai quê" của tác giả Dương Thanh Thanh và Lê Minh Hà

Quyển sách với độ dày 475 trang gồm những bài tùy bút, thơ và bút ký của hai vợ chồng tác giả Lê Minh Hà, Dương Thanh Thanh viết về những tâm tư, tình cảm, trải nghiệm trong cuộc sống. Đó là nỗi hoài niệm về người cha, về xứ Huế thân thương khi về làm dâu ở Vĩnh Long như: Người thích mua hoa chiều ba mươi, Có một nỗi nhớ Huế đằm sâu, trong tôi của tác giả Thanh Thanh, những tình người với nhau khi cô nằm bệnh viện như tác phẩm: chuyện xứ nhà thương,…, Những tình cảm về di tích và thắng cảnh ở Vĩnh Long như Sông nước Đình Khao, Bên dòng Long Hồ, Chuyện về mảnh vỡ súng thần công và hai quả đạn nơi Miếu Công Thần Vĩnh Long,… của tác giả Lê Minh Hà. Đôi khi là những suy tư về những cảnh vật, con người chứa đựng trong tâm hồn đầy nhạy cảm của hai tác giả.
Xem chi tiết

Review Tiểu thuyết "Ngọn cỏ gió đùa" - "Ngọn cỏ" trong "cơn gió" của số phận

Tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, xuất bản lần đầu năm 1926. Phỏng theo kiệt tác “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo, tác phẩm đã tinh tế vẽ nên bức tranh về những phận người khốn khó, bị cuốn vào vòng xoáy của nghịch cảnh nghiệt ngã giữa lòng nông thôn Nam Bộ. Những con người ấy, như những "ngọn cỏ" mong manh trước gió, tuy chịu đựng bao nghịch cảnh ai oán nhưng vẫn giữ vững những phẩm chất cao đẹp, sáng ngời trong từng hành động và suy nghĩ.
Xem chi tiết