Loading...
Thứ Hai, 05/5/2025

Đời sống của ông bà ta thời xưa qua chuyện cái gối kê đầu

Trong dòng chảy lịch sử, gối tưởng như chỉ là một vật dụng nhỏ bé lại hiện hữu với muôn hình vạn trạng, phản ánh rõ nét những đổi thay trong đời sống và quan niệm thẩm mỹ của con người qua từng thời kỳ. Đặc biệt, dưới thời phong kiến, có một món rất đặc biệt của những gia đình giàu có, quyền thế - chính là gối gốm.
Gối gốm hay còn được gọi là gối sứ, vốn được ưa chuộng ở Trung Hoa, rồi dần dần theo dòng chảy giao lưu văn hóa mà sang đến Việt Nam. Ngoài việc dùng để gối đầu, hay như một món đồ mỹ nghệ ưa mắt bày biện trong phòng, đây cũng là thứ đồ vật nói lên địa vị, gia thế của người sở hữu chúng. Ngoài gối gốm ra còn có các loại gối bằng các chất liệu khác như: mây, gối tre, gối gỗ… đều là những vật phổ biến trong sinh hoạt thường ngày của ông cha ta thời đó.
 
Tại sao lại là gối gốm mà không phải bằng các chất liệu khác? Bởi thời đó, các vật liệu như lông ngỗng và len rất mắc, các cụ lại tin rằng, gối cứng giữ cho cột sống thẳng thớm, dưỡng sinh được lâu dài. Thêm nữa chất gốm thì mát lạnh, giữa cái nóng bức của Nam Bộ, đêm nằm kê đầu lên gối gốm, giúp giảm hầm hơi, giảm nhiệt tụ dưới đầu cũng đỡ đi phần nào cái nóng phương Nam.
Gối gốm họa tiết hoa điệp
Đặc biệt, nhiều cái gối gốm xưa có hình dáng khá lạ: có cái vuông vức như viên gạch, có cái uốn lượn mềm mại như mảnh trăng non, thậm chí còn đúc nhiều hình dạng hay ho như hình bé gái nằm ngủ, hình con lân, chim muông cỏ cây… Có lẽ ý muốn nói rằng, đúc hình như thế phần nào thể hiện mong muốn cho giấc ngủ ấm êm, tròn giấc, có ai đó “canh giấc nồng”, hay còn là ước mong cho sự phú quý, trường thọ, vinh hoa.
Gối gốm Họa tiết trúc
Cái gối gốm – đối với người xưa – không chỉ là vật để kê đầu mà nó còn chứa đựng bao nhiêu tinh hoa của các làng nghề thủ công, cũng như lối sống và cả những mộng mơ, quan niệm rất đỗi bình dị của một thời.

Tin liên quan

Sự kiện "Gốm Nam Bộ - Dấu ấn trăm năm": Khơi dậy niềm tự hào từ đất

Bạn đọc có bao giờ lắng nghe câu chuyện được kể từ những lớp men óng ánh, từ dáng hình mộc mạc mà ẩn chứa bao tinh hoa của gốm Nam Bộ? Nghề gốm truyền thống đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của vùng đất phương Nam, là chứng nhân cho bao thăng trầm lịch sử và lưu giữ những giá trị nghệ thuật độc đáo.
Xem chi tiết

Nguồn gốc ra đời của dòng gốm Sài Gòn

Theo các tài liệu ghi chép lại, gốm Sài Gòn ra đời và phát triển từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX gắn liền với dòng chảy lịch sử mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam.
Xem chi tiết