Loading...
Chủ Nhật, 06/10/2024

Bùi Hữu Nghĩa – Nhà nho tài ba và lòng yêu nước sâu sắc của miền Nam Bộ

Trong những trang sử vẻ vang, hào hùng của một thời oanh liệt của mảnh đất phương Nam, không thể không nhắc đến Bùi Hữu Nghĩa. Ông không chỉ là một nhà nho thông thái mà còn là một nhà thơ, nhà soạn tuồng với những vở diễn để đời trong đó có vở “Kim thạch kỳ duyên”.

Sinh ra tại làng Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ, Bùi Hữu Nghĩa từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, tài năng, và sau đó trở thành một trong những người đầu tiên đỗ thủ khoa tại đất Gia Định, do vậy mà người ta quen gọi là “Thủ khoa Nghĩa”. Điều này không chỉ là niềm tự hào của ông mà còn là niềm tự hào của cả vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù là một người uyên thâm Hán học, đỗ đạt cao, ông không hề mù quán tôn sùng mà luôn sáng suốt nhận ra đâu là cái hay cái dở, cái “không ổn” của những áng văn chương đời Đường mà người đời xem như điển phạm. Ví dụ như bốn câu thơ:

“Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri,
Động phòng hoa chúc dạ,
Kim bảng quải danh thì.”
(Nắng hạ gặp mưa rào
Nơi xa gặp bạn cũ
Đêm động phòng hoa chúc
Lúc đi thi đỗ đạt)

Bài thơ trên muốn nói đến bốn khoảnh khắc khiến người ta vui sướng. Nhưng với Bùi Hữu Nghĩa nếu chỉ diễn tả bấy nhiêu thôi thì thiết nghĩ cũng chưa lấy gì làm “sướng” cho lắm. Muốn thực “sướng” thì phải:

“Thập niên cửu hạn phùng cam vũ
Thiên lý tha hương ngộ cố tri
“Hòa thượng” động phòng hoa chúc dạ
Nột nho kim bảng quải danh thì.”
(Mười năm nắng hạn gặp mưa rào
Ngàn dặm quê người gặp bạn cũ
Thầy chùa mà được động phòng hoa chúc!
Nho sinh dốt nát mà được thi đỗ!)

Như vậy vẫn chưa hết cũng bài thơ trên, muốn biến hóa nó ra thành sự khổ thì chỉ cần thêm chữ như sau là cái khổ liền hiện ra:

“Diên điền cửu hạn, phùng cam vũ
Đào trái tha hương ngộ cố tri
Yểm họa động phòng hoa chúc dạ!
Cửu nhân kim bảng quái danh thì.”
(Ruộng muối đang được nắng lâu lại gặp mưa rào
Trốn nợ tới quê người lại gặp ngay người quen cũ
Anh chàng bị “thiến” lại gặp đêm động phòng
Kẻ thù của mình lại thi đỗ)

Qua câu chuyện trên ta hội tụ đủ “trí lực” của Bùi Hữu Nghĩa, mà đặc biệt là sự hài hước và cái hóm hỉnh của ông Thủ khoa tới mức nào.

Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, hình ảnh của ông vẫn luôn được người dân kính trọng và ngưỡng mộ, là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ mà để tưởng nhớ ông, người dân ở đây đã dựng nên đền thờ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa ở nơi mà ông sinh ra. Nếu có dịp ghé thăm đất Cần Thơ, bà con đừng quên dừng chân lại những nơi từng in dấu chân của Bùi Hữu Nghĩa để cảm nhận sâu sắc tấm lòng trung kiên, hết mình vì dân vì nước của ông. Từng con phố, góc đường nơi đây vẫn còn phảng phất bóng dáng của một trang sử hào hùng, một thời vàng son của miền đất Nam Bộ thân thương.

Bùi Hữu Nghĩa

Tin liên quan

Trần Văn Giàu - Vị giáo sư "đỏ" của nền sử học Việt Nam

“Hỡi quốc dân! Hỡi tất cả đồng bào tận tâm cứu quốc! Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu.”
Xem chi tiết

Bác Ba Phi – Hiện thân của cá tính Nam Bộ

Trong lịch sử văn hóa Nam Bộ, bác Ba Phi hiện lên như một biểu tượng đặc sắc, một hình ảnh tiêu biểu cho tính cách của người dân vùng đất phương Nam. Không chỉ là nhân vật tiếu lâm, bác còn là người sống trọn vẹn với phẩm chất đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ – nơi sông nước, đồng ruộng mênh mông đã ươm mầm cho những tính cách đầy bản sắc.
Xem chi tiết

Lương Định Của - Nhà nông học nổi tiếng thế kỷ 20

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên không ai là không biết đến Lương Định Của, người con ưu tú của mảnh đất Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Ông được biết đến là một Nhà nông học nổi tiếng và là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Xem chi tiết

Ung Văn Khiêm - Người gieo mầm cách mạng vô sản

Là một trong những người tham gia “gieo mầm cách mạng vô sản” ở Việt Nam từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm thuộc lớp người “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy gai góc của dân tộc Việt Nam. Trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã có những đóng góp trong việc phát triển phong trào vô sản ở Việt Nam cũng như trong hoạt động ngoại giao của chính quyền cách mạng sau năm 1945.
Xem chi tiết