Loading...
 
Thứ Bảy, 12/4/2025

Trần Văn Giàu - Vị giáo sư "đỏ" của nền sử học Việt Nam

“Hỡi quốc dân! Hỡi tất cả đồng bào tận tâm cứu quốc! Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu.”

Đây là những lời diễn thuyết hào hùng vào ngày lễ Độc lập 2/9/1945 ở Sài Gòn do Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu phát biểu. Ông là một người con Nam Bộ ưu tú, là người đã tận hiến cả đời của mình cho hoạt động cách mạng và nghiên cứu. Hôm nay bà con cùng Thư viện số Nguyễn An Ninh tìm hiểu thêm về cuộc đời nhân vật vĩ đại này nghen!

Giáo sư Trần Văn Giàu sinh năm 1911 trong một gia đình điền chủ ở Châu Thành, Long An ngày nay. Ông tốt nghiệp trường Chasseloup-Laubat rồi sang Pháp du học ở Toulouse. Năm 1930, ông bị trục xuất vì tham gia biểu tình chống đàn áp khởi nghĩa Yên Bái.

Sau đó, ông sang Liên Xô học ở trường Đại học Đông Phương. Trong thời gian này, ông đã học tập nhiều về lý luận cách mạng (vì thế nên ông có biệt danh “Giáo sư Đỏ”). Năm 1933, ông về nước và hoạt động trước khi bị bắt giam ở Khám Lớn rồi trại Tà Lài. Ông vượt ngục và được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ vào tháng 10/1943. Với vị trí này, ông đã xây dựng tổ chức, lực lượng nhằm chuẩn bị cho thời cơ cách mạng sắp đến.

Tháng 8/1945, cách mạng ở Tân An thành công với mô hình “khởi nghĩa mẫu” do ông đề xuất. Từ đó, Xứ ủy đã tổ chức Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi vang dội ở Nam Bộ. Ngày 23/9, Pháp tái chiếm Nam Bộ. Với cương vị Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, ông đã cùng Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu Pháp tái xâm lược.

Từ năm 1947, ông về Việt Bắc và tham gia công tác từ Nha Thông tin rồi ngành Giáo dục. Trong năm 1954 - 1975, ông thực hiện công tác lãnh đạo, giảng dạy, nghiên cứu ở một số trường đại học, Viện Sử học và có những đóng góp to lớn nhằm xây dựng nền giáo dục nước nhà buổi đầu độc lập

Đối với nền Sử học nước nhà, ông đã đóng góp nhiều công trình lao động rất giá trị như: Chống xâm lăng, Giai cấp công nhân Việt Nam, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám (3 tập), v.v. Ngoài ra, ông còn hiến 1000 lượng vàng để lập Giải thưởng cho đề tài nghiên cứu về Nam Bộ. Với những đóng góp to lớn, ông được trao những học hàm, danh hiệu, giải thưởng cao quý như Giáo sư (1956), Nhà giáo nhân dân (1992) , Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996), Anh hùng Lao động (2003).

Ông qua đời vào năm 2010 và được an táng tại quê hương Dương Xuân Hội. Mặc dù đã mất, hình ảnh của ông vẫn mãi rực rỡ như một người Nam Bộ gan dạ, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Những cống hiến to lớn của ông cho Cách mạng và những viên gạch đầu tiên ông đặt cho nền Sử học nước nhà sẽ mãi khắc sâu trong những trang sử hào hùng của dân tộc.

Nguồn tham khảo:

1. Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng, Nhà giáo, Nhà khoa học. (n.d.)
2. Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng lỗi lạc, nhà giáo tận tâm, nhà khoa học uyên bác, một nhân cách lớn ở Nam Bộ. (n.d.). Trang Tin Điện Tử Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trần Văn Giàu

Tin liên quan

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Một tư tưởng lớn về hòa hợp, hòa giải dân tộc

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) là một nhà lãnh đạo Nam Bộ kiệt xuất trong thời kỳ Đổi mới.
Xem chi tiết

Nguyễn An Ninh: Cuộc đời, tiểu sử và những đóng góp

Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) là một trong những chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong lịch sử hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông không chỉ là nhà cách mạng, mà còn là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo có tư tưởng tiến bộ, góp phần quan trọng vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.
Xem chi tiết

Bác Ba Phi – Hiện thân của cá tính Nam Bộ

Trong lịch sử văn hóa Nam Bộ, bác Ba Phi hiện lên như một biểu tượng đặc sắc, một hình ảnh tiêu biểu cho tính cách của người dân vùng đất phương Nam. Không chỉ là nhân vật tiếu lâm, bác còn là người sống trọn vẹn với phẩm chất đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ – nơi sông nước, đồng ruộng mênh mông đã ươm mầm cho những tính cách đầy bản sắc.
Xem chi tiết

Lương Định Của - Nhà nông học nổi tiếng thế kỷ 20

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên không ai là không biết đến Lương Định Của, người con ưu tú của mảnh đất Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Ông được biết đến là một Nhà nông học nổi tiếng và là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Xem chi tiết