Loading...
Thứ Hai, 05/5/2025

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Một tư tưởng lớn về hòa hợp, hòa giải dân tộc

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) là một nhà lãnh đạo Nam Bộ kiệt xuất trong thời kỳ Đổi mới.

Ông tham gia kháng chiến ở Nam Bộ đến ngày Thống nhất rồi đảm nhận nhiều trọng trách lớn như Bí thư Thành ủy TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ, v.v. Với tư duy kỹ trị cởi mở, ông có nhiều quyết sách đột phá như xây dựng đường dây 500kV Bắc – Nam, chủ trương phá rào kinh tế. Bên cạnh đó, ông còn để lại dấu ấn lớn với tư tưởng hòa hợp, hòa giải dân tộc sâu sắc. Hôm nay, Thư viện số Nguyễn An Ninh xin giới thiệu đến bà con một số câu chuyện về tư tưởng ấy như một di sản tinh thần mà ông để lại.

Từng trải qua mất mát lớn lao khi người vợ và hai con qua đời vì bom đạn chiến tranh, ông thấu hiểu sâu sắc vết thương chiến tranh và giá trị của hòa bình, tinh thần hòa hợp, đoàn kết dân tộc. Sau năm 1975, trước câu hỏi về việc cần làm ngay, ông trả lời rằng: “Là vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát.”. Ông cũng cho rằng khi nhắc về một sự kiện chiến tranh “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”.

Bên cạnh đó, ông còn thể hiện tinh thần hòa hợp khi chủ động tìm gặp những trí thức của chế độ cũ để nghe ý kiến, mời làm việc như GS Nguyễn Xuân Oánh - Nguyên Phó Thủ tướng chế độ Sài Gòn, chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Hảo, v.v. Ông còn lập nên “Tổ tư vấn Thủ tướng” giúp ông đưa ra các chính sách gồm nhiều tri thức chế độ cũ. Có chuyên gia kể rằng: “Nhiều lúc ông phải “gồng” mình lắng nghe những điều góp ý hoặc phê bình rất khó chịu của giới trí thức.”. Do vậy, ông được giới trí thức yêu mến vì thái độ chân thành, thẳng thắn và cởi mở, một tinh thần cầu thị và biết lắng nghe. Nhiều dự án của các nhân sĩ dưới sự đồng thuận của chính quyền đã được thực hiện như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu chế xuất Tân Thuận, v.v

Võ Văn Kiệt

Hơn nữa, khi nhiều trí thức Sài Gòn bị bắt vì vượt biên do chưa thích nghi với xã hội mới, ông sẵn sàng bảo lãnh và bố trí công tác cho họ, tiêu biểu như dược sĩ Trần Văn Nhiều - người sau này trở thành Anh hùng lao động. Năm 1977, tại Đại hội Đoàn TNCS TP.HCM, ông đề cập thẳng thắn không nên vì lý lịch quá khứ mà đối xử phân biệt đến thế hệ trẻ - những người là tương lai của Thành phố. Những phát biểu của ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi của giới trẻ Thành phố.

Cuối cùng, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người con của đất Nam Bộ, đã sống và hành động bằng trái tim chan chứa tình dân, tình nước. Tư tưởng hòa hợp, hòa giải dân tộc mà ông để lại không chỉ là lời nhắn gửi cho thế hệ sau, mà còn là một bài học quý giá cần giữ gìn để xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Những giá trị quý báu ấy cần được lan tỏa, phát huy trong bối cảnh dân tộc Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển.

Nguồn:

- Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Biểu tượng của lắng nghe và hòa giải - VTC News
- Ông Võ Văn Kiệt với vấn đề hòa hợp dân tộc: Tổ quốc là của mình - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
- Ông Sáu Dân - Những kỷ niệm thương quý không quên - Báo Tuổi Trẻ Online

Tin liên quan

Nguyễn An Ninh: Cuộc đời, tiểu sử và những đóng góp

Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) là một trong những chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong lịch sử hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông không chỉ là nhà cách mạng, mà còn là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo có tư tưởng tiến bộ, góp phần quan trọng vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.
Xem chi tiết

Trần Văn Giàu - Vị giáo sư "đỏ" của nền sử học Việt Nam

“Hỡi quốc dân! Hỡi tất cả đồng bào tận tâm cứu quốc! Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu.”
Xem chi tiết

Bác Ba Phi – Hiện thân của cá tính Nam Bộ

Trong lịch sử văn hóa Nam Bộ, bác Ba Phi hiện lên như một biểu tượng đặc sắc, một hình ảnh tiêu biểu cho tính cách của người dân vùng đất phương Nam. Không chỉ là nhân vật tiếu lâm, bác còn là người sống trọn vẹn với phẩm chất đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ – nơi sông nước, đồng ruộng mênh mông đã ươm mầm cho những tính cách đầy bản sắc.
Xem chi tiết

Lương Định Của - Nhà nông học nổi tiếng thế kỷ 20

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên không ai là không biết đến Lương Định Của, người con ưu tú của mảnh đất Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Ông được biết đến là một Nhà nông học nổi tiếng và là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Xem chi tiết