Loading...
Thứ Ba, 03/12/2024

Ung Văn Khiêm - Người gieo mầm cách mạng vô sản

Là một trong những người tham gia “gieo mầm cách mạng vô sản” ở Việt Nam từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm thuộc lớp người “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy gai góc của dân tộc Việt Nam. Trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã có những đóng góp trong việc phát triển phong trào vô sản ở Việt Nam cũng như trong hoạt động ngoại giao của chính quyền cách mạng sau năm 1945.

Đồng chí Ung Văn Khiêm (hay còn gọi là anh Ba Khiêm, Nhường, Huân) sinh ngày 13/02/1910, tại làng Tấn Đức, xã Tân Mỹ, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang), là một trong những nhà cách mạng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Trong 18 năm hoạt động bí mật và chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, anh Ba Khiêm đảm nhiệm nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền ở khu vực tỉnh hay toàn khu vực Nam bộ. Dù ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào, anh Ba Khiêm luôn thể hiện bản lĩnh của một người lãnh đạo kiên trung, năng động, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn nhiệt tình với tri thức cách mạng, lý luận với thực tiễn, đặc biệt có tấm lòng nhân hậu.

Thuở đương thời, đồng chí đã từng giải thích rõ tâm nguyện của mình như sau: “Tôi sẽ làm thuê cho các nhà giàu ở trong nông thôn để biết cái nạn cường hào mà cha tôi đã lên án cho tới chết”. Trong phong trào “vô sản hóa” cuối thập niên 20 của thế kỉ XX, đồng chí Ung văn Khiêm đã thể hiện sức mạnh của ý chí và nghị lực rất cao qua tự vô sản hóa để làm cách mạng. Những năm tháng đó, đồng chí có mặt trên khắp nẻo đường của quê hương để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào công nhân vào phong trào yêu nước. Có khi đồng chí dãi nắng để lao động nông nghiệp trong những thôn xa xóm vắng ở miền Tây Nam bộ, có lúc đồng chí phải cạo mủ cao su ở miền Đông đất đỏ, có khi đồng chí làm công trong công xưởng sửa xe hơi ở Mỹ Tho, có lúc làm phu xe kéo giữa lòng thành phố Sài Gòn,…Có thể nói, đồng chí Ung Văn Khiêm đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình để tích cực gieo những “hạt giống đỏ” nảy mầm khắp nơi trên những nẻo “đường kách mệnh” được đồng chí Nguyễn Ái Quốc khai thông trên vùng đất quê hương Nam bộ.

Anh Ba Khiêm là một trong những hình tượng tiêu biểu của phong trào “gieo mầm cách mạng vô sản” tại Việt Nam. Ông không chỉ tiên phong đặt nền móng cho sự nghiệp cách mạng, từ nhận thức tư tưởng đến hành động thực tiễn. Thuộc lứa học trò đầu tiên của nhà yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ung Văn Khiêm đã tiếp thu sâu sắc các giá trị nhân văn, tính quần chúng và tấm lòng vị tha từ vị lãnh tụ kính yêu. Nhờ đó, ông không chỉ trở thành một người Cộng sản trung kiên, tiêu biểu mà trong cuộc sống, ông luôn gần gũi với mọi người, giàu lòng nhân ái, cởi mở và khoáng đạt. Tấm lòng độ lượng và vị tha của ông đã góp phần tạo nên hình ảnh một nhà lãnh đạo xuất sắc, một tấm gương sáng ngời cho thế hệ sau học tập và noi theo. Những đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở công tác cách mạng mà còn lan tỏa trong từng hành động, lời nói, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân. Hình ảnh anh Ba Khiêm mãi mãi là biểu tượng của lòng kiên trung, sự nhân ái và tinh thần cách mạng không mệt mỏi.

Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (2021), Đồng chí Ung Văn Khiêm nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng người chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, NXB Phương Đông.

ung văn khiêm

Tin liên quan

Trần Văn Giàu - Vị giáo sư "đỏ" của nền sử học Việt Nam

“Hỡi quốc dân! Hỡi tất cả đồng bào tận tâm cứu quốc! Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu.”
Xem chi tiết

Bác Ba Phi – Hiện thân của cá tính Nam Bộ

Trong lịch sử văn hóa Nam Bộ, bác Ba Phi hiện lên như một biểu tượng đặc sắc, một hình ảnh tiêu biểu cho tính cách của người dân vùng đất phương Nam. Không chỉ là nhân vật tiếu lâm, bác còn là người sống trọn vẹn với phẩm chất đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ – nơi sông nước, đồng ruộng mênh mông đã ươm mầm cho những tính cách đầy bản sắc.
Xem chi tiết

Lương Định Của - Nhà nông học nổi tiếng thế kỷ 20

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên không ai là không biết đến Lương Định Của, người con ưu tú của mảnh đất Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Ông được biết đến là một Nhà nông học nổi tiếng và là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Xem chi tiết

Kha Vạn Cân - Vị kỹ sư tài ba, Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn

Mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn đã là mảnh đất màu mỡ, nơi sản sinh ra những người con tài ba của đất nước, mà trong số đó có một vị kỹ sư tài ba và giàu lòng yêu nước mà ta phải kể đến đó là Kha Vạng Cân.
Xem chi tiết