Loading...
Thứ Sáu, 15/11/2024

Kha Vạn Cân - Vị kỹ sư tài ba, Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn

Mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn đã là mảnh đất màu mỡ, nơi sản sinh ra những người con tài ba của đất nước, mà trong số đó có một vị kỹ sư tài ba và giàu lòng yêu nước mà ta phải kể đến đó là Kha Vạng Cân.

Kha Vạng Cân sinh ra là lớn lên ở vùng đất Chợ Lớn và đã góp mặt trong nhiều lĩnh vực. Năm 1926 ông cùng với những học sinh khác tham qua hoạt động bãi khóa nhân sự kiện tang lễ nhà chí sĩ Phan Châu Trinh và bị đuổi học.

Với ý chí học tập mạnh mẽ, ông đã tự lực sang Pháp để tiếp tục con đường học tập của mình và lấy bằng kỹ sư đúc cơ khí tại Trường công nghiệp quốc gia Aix (1933). Trải qua quá trình làm việc cho hãng ô tô Renault. Đến năm 1936, ông được chủ hãng bổ làm đại diện cho hãng bên cạnh Sở Hỏa xa Đông Dương để giao xe ô-tô-rây. Đến năm 1939, ông xin nghỉ để được sống tại quê nhà.

Khước từ bao lời mời gọi của Sở Hỏa xa, ông cùng một người bạn cũ góp vốn để mở một xưởng đúc ở Chợ Quán. Trong khoảng thời gian từ 1936 - 1945, ông xuất hiện trong nhiều hội nhóm nghề nghiệp hay văn hóa xã hội. Kha Vạng Cân không khỏi rơi vào mắt xanh của nhà cầm quyền thuộc địa với ý muốn lợi dụng ông bằng cách đưa ông vào một số tổ chức của họ. Nhưng ông bỏ ngoài tai và có mặt trong nhóm Văn Lang, một nhóm tri thức được đào tạo từ Pháp như bác sĩ Hồ Tá Khanh, Dương Tấn Tươi, Phạm Ngọc Thạch…

Các nhà trí thức Tây học này thường gặp nhau khi sinh hoạt hội Hướng đạo. Đó cũng chính là một trong những lý do giải thích vì sao tổ chức và thể lệ “Thanh niên tiền phong” do Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khởi xướng sau này có phần giống với Hướng đạo và mang màu sắc chính trị khá đậm nét.

Năm 1945, ở cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Thanh niên tiền phong, Kỹ sư Kha Vạng Cân được bổ nhiệm làm Giám đốc sở Thanh niên và Thể thao Nam Kỳ, tiếp theo là hội đồng tư vấn Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng, ông được bầu làm Quận trưởng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Khi thời cuộc diễn biến dồn dập từng phút, từng giây, Ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp một lần nữa bùng nổ, ông đi vào cuộc kháng chiến với tư cách là một chuyên viên cơ khí. Cuối năm 1945, ông được Chính phủ lâm thời gọi ra Bắc, nhưng ông tiếp tục ở lại Nam Bộ và giữ chức Chủ tịch Uỷ ban hành chính Sài Gòn. Sau đó ông được cử làm Ủy viên Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ kiêm giám đốc Sở Kinh tế.
Khi ra Bắc, Kha Vạng Cân được giao giữ nhiều vị trí chuyên môn khác nhau. Trong đó Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ là lâu nhất. Vào tháng 10/1979 ông mới thật sự nghỉ hưu và mất vào năm 1982.

Như vậy, qua cuộc đời và sự nghiệp của người kỹ sư Kha Vạng Cân ta có thể nhận ra rằng ông không chỉ là một trí thức tài ba trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là cơ khí mà còn là người có tinh thần yêu nước nồng nàn, xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay noi theo.
-----
Nguồn: Kha Vạng Cân - Vị Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn, tác giả Bằng Giang, đăng trên tạp chí Xưa và Nay, tháng 7 năm 1998.

Kha Vạn Cân

Tin liên quan

Trần Văn Giàu - Vị giáo sư "đỏ" của nền sử học Việt Nam

“Hỡi quốc dân! Hỡi tất cả đồng bào tận tâm cứu quốc! Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu.”
Xem chi tiết

Bác Ba Phi – Hiện thân của cá tính Nam Bộ

Trong lịch sử văn hóa Nam Bộ, bác Ba Phi hiện lên như một biểu tượng đặc sắc, một hình ảnh tiêu biểu cho tính cách của người dân vùng đất phương Nam. Không chỉ là nhân vật tiếu lâm, bác còn là người sống trọn vẹn với phẩm chất đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ – nơi sông nước, đồng ruộng mênh mông đã ươm mầm cho những tính cách đầy bản sắc.
Xem chi tiết

Lương Định Của - Nhà nông học nổi tiếng thế kỷ 20

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên không ai là không biết đến Lương Định Của, người con ưu tú của mảnh đất Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Ông được biết đến là một Nhà nông học nổi tiếng và là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Xem chi tiết

Ung Văn Khiêm - Người gieo mầm cách mạng vô sản

Là một trong những người tham gia “gieo mầm cách mạng vô sản” ở Việt Nam từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm thuộc lớp người “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy gai góc của dân tộc Việt Nam. Trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã có những đóng góp trong việc phát triển phong trào vô sản ở Việt Nam cũng như trong hoạt động ngoại giao của chính quyền cách mạng sau năm 1945.
Xem chi tiết