Loading...
Thứ Năm, 29/8/2024

Trịnh Hoài Đức - Bậc hiền tài với tâm hồn yêu nước

"Minh đồng nhật nguyệt diệu Nam thiên, phụng chỉ lân trường Gia cẩm tú; Hương mãn càn khôn linh Việt đị, long bàn hổ cứ Thạnh văn chương."

TRỊNH HOÀI ĐỨC - BẬC HIỀN TÀI VỚI TÂM HỒN YÊU NƯỚC

Lục tỉnh Nam Kỳ hay vùng đất Gia Định khi xưa chắc không xa lạ gì với bà con nữa rồi hen, vùng đất sản sinh những phong trào yêu nước của nhân dân ta thời ấy. Cũng không lạ gì ở vùng đất ấy nổi lên những nhà văn hóa giàu lòng yêu nước. Trịnh Hoài Đức - một trong "tam gia" lừng lẫy một thời ở chốn Gia Định xưa. Ông là một nhà văn hóa lớn cũng như một nhà địa phương tầm cỡ của văn hóa Việt Nam. Đặc biệt ở chỗ ông là người Minh Hương, tức là mang gốc gác của người Tàu, thế nhưng lòng trí ông lại thương cái đất Việt vô cùng, điển hình ở chính đôi liễn do ông viết:

"Minh đồng nhật nguyệt diệu Nam thiên, phụng chỉ lân trường Gia cẩm tú;
Hương mãn càn khôn linh Việt đị, long bàn hổ cứ Thạnh văn chương."

Nghĩa là:

"Ánh sáng không thua mặt trời, mặt trăng để soi gắp trời Nam, qui mô thì phụng múa lân chầu càng tăng vẻ đẹp gấm vóc.
Mùi hương tung khắp đất trời làm thơm nước Việt, địa thế thì rồng quăng cọp dựa càng nảy ra những đấng tài hoa."

Văn tài của ổng được đúc kết qua nhiều tác phẩm giá trị, nhưng nổi bật và sáng giá nhất phải kể đến bộ Gia Định thành thông chí của ông. Đây là địa phương chí đầu tiên của lịch sử thư tịch Việt Nam. Tác giả có một cái nhìn toàn diện một vùng đất mới có rất nhiều tiềm năng trong lịch sử mở nước của tiền nhân. Có thể nói đây là một tác phẩm sáng giá nhất và cũng ra đời sớm nhất ở miền Nam vào giai đoạn đất nước mới thống nhất.

Ngoài các sáng tác, trước là các tác phẩm bằng chữ Hán sáng giá của ông, ông còn là một nhà thơ sử dụng chữ Nôm rất độc đáo. Theo truyền văn thì số thơ ông làm bằng chữ Nôm rất nhiều, nhưng đến nay đã thất lạc. Riêng 18 bài thơ Đi sứ cảm tác đã nói lên được cái thi tài của ông và từ đó còn cho chúng ta thấy được khả năng sử dụng chữ Nôm cũng như mãnh lực tiếng Việt trong truyền thống dân tộc.

Trịnh Hoài Đức

Tin liên quan

Trần Văn Giàu - Vị giáo sư "đỏ" của nền sử học Việt Nam

“Hỡi quốc dân! Hỡi tất cả đồng bào tận tâm cứu quốc! Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu.”
Xem chi tiết

Bác Ba Phi – Hiện thân của cá tính Nam Bộ

Trong lịch sử văn hóa Nam Bộ, bác Ba Phi hiện lên như một biểu tượng đặc sắc, một hình ảnh tiêu biểu cho tính cách của người dân vùng đất phương Nam. Không chỉ là nhân vật tiếu lâm, bác còn là người sống trọn vẹn với phẩm chất đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ – nơi sông nước, đồng ruộng mênh mông đã ươm mầm cho những tính cách đầy bản sắc.
Xem chi tiết

Lương Định Của - Nhà nông học nổi tiếng thế kỷ 20

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên không ai là không biết đến Lương Định Của, người con ưu tú của mảnh đất Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Ông được biết đến là một Nhà nông học nổi tiếng và là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Xem chi tiết

Ung Văn Khiêm - Người gieo mầm cách mạng vô sản

Là một trong những người tham gia “gieo mầm cách mạng vô sản” ở Việt Nam từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm thuộc lớp người “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy gai góc của dân tộc Việt Nam. Trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã có những đóng góp trong việc phát triển phong trào vô sản ở Việt Nam cũng như trong hoạt động ngoại giao của chính quyền cách mạng sau năm 1945.
Xem chi tiết