Loading...
Thứ Sáu, 21/2/2025

Đất Ba Giồng - Giải mã địa danh Ba Giồng

Khi có dịp về lại mảnh đất phương Nam trù phú, bà con sẽ không khó để bắt gặp câu ca ngọt ngào mà êm dịu
“Trên đất giồng mình trồng khoai lang
Trên đất giồng mình trồng dưa gang 
Hỡi cô gánh nước đường xa
Còn bao là bao gánh nữa để qua gánh giùm…” 
(Lý đất giồng)

Hay địa danh “Ba giồng” anh hùng ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, một vị trí chiến lược từ Sài Gòn xuống Miền Tây. Và nơi đây còn là bước đệm, là bàn đạp để ông cha ta tiến sâu, tiến mạnh về Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Vậy cái tên Ba giồng đó từ đâu mà có ?

Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của Paulus Của “giồng” với “gò” có ý nghĩa như nhau chỉ khu vực đất “cao ráo, nổi lên”. Nhưng trên thực tế ở Ba Giồng người ta dùng từ “gò” để chỉ khu đất cao mà tương đối hẹp, còn “giồng” là chỉ khu đất cao mà tương đối rộng. Các giồng này tập trung phổ biến ở vùng hạ lưu sông Tiền và sông Hậu mà Ba Giồng được xem như một trường hợp điển hình. 

ĐẤT BA GIỒNG

Cũng như các giồng đất khác, Ba Giồng được hình thành chủ yếu do đất cát pha, cao ráo nên thích hợp cho việc trồng hoa màu, các loại như bắp, đậu, khoai lang, thuốc lá…Chính vì đất giồng cao ráo nên nên rất thích hợp cho việc trồng các loại dưa được ghi chép trong các bài ca dao dân ca phải kể đến như: 

“Gió đưa gió đẩy 

Về rẫy ăn còng

Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa.” 

(Ca dao)

Theo sách Gia Định thành thông chí nói rõ Ba Giồng gồm những giồng đất cụ thể nào mà chỉ miêu tả chung chung “Ba Giồng ở hạt trấn Định Tường, đất gò đống lên xuống , cây cối um tùm tiếp nối nhau, chạy suốt huyện kiến đăng, kiến xương” mà nay là tương đương với khu vực rộng lớn gồm Thành phố Tân An, tỉnh Long An và các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè tỉnh Tiền Giang hiện nay). 

Do đó mà ta không thể xác định cụ thể tên của ba giồng đất làm nên địa danh Ba Giồng một cách rõ ràng, chắc chắn. Theo tác giả Lê Công Lý “Ba Giồng” là tên gọi chỉ vùng đất từ phía Nam sông Vàm Cỏ Tây đến sông Tiền, dọc con đường Thiên lý xưa mà ngày nay là quốc lộ 1. 

Vì vậy mà nếu có dịp về với đồng bằng châu thổ Cửu Long hãy ghé thăm nơi đây để xem có điều gì thú vị, bà con nhen!

Tài thiệu tham khảo: Đất Ba Giồng xưa, tác giả Lê Công Lý đăng trên tạp chí Xưa và Nay.

Tin liên quan

Hội quán Tuệ Thành - Dấu ấn văn hóa người Hoa Chợ Lớn

Tuệ Thành hội quán là một trong những hội quán lâu đời nhất của người Hoa Chợ Lớn, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ bảo lưu những nét đẹp văn hóa xưa của người Trung Quốc mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn của du khách mỗi dịp đến với Sài Gòn.
Xem chi tiết

Hội quán Minh Hương - Dấu ấn văn hóa Việt

Hội quán Minh Hương (hay còn gọi là đình Minh Hương) hiện nay tọa lạc tại số 308 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1993, ngôi đình này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Xem chi tiết

Chùa Ngọc Hoàng - Công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng không chỉ được biết đến là chốn cầu tự, cầu duyên linh thiêng của bà con nơi đây mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo, đồng thời là địa điểm mà mỗi du khách khi đặt chân đến Sài Gòn đều không thể bỏ qua.
Xem chi tiết

Làng hoa Cái Mơn - Cung đường Tết đẹp mê mẩn

Rời thủ phủ hoa kiểng Miền Tây, hãy cùng Thư viện đến với làng hoa Cái Mơn huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Nơi đây nổi tiếng với nghề trồng hoa giấy phục vụ Tết ở xã Phú Sơn, nơi đây hoa giấy được trồng quanh năm với nhiều chủng loại, kiểu dáng sắc hoa khác nhau.
Xem chi tiết