Loading...
Thứ Sáu, 30/8/2024

Giải mật những địa danh Châu Thành

Đi dọc khắp các tỉnh thành Nam Bộ, chắc hẳn bà con sẽ bắt gặp nhiều địa danh có cùng cái tên “Châu Thành”

Cách đặt tên như này xuất phát từ một hiện tượng rất là lý thú của văn hóa Nam Bộ, ấy chính là hiện tượng “Châu Thành hóa”. Hai từ “Châu thành”có khởi nguồn là một từ Hán Việt, xuất hiện khá sớm trong một số từ điển tiếng Việt như Việt Nam từ điển (1931), Hán Việt từ điển (1932). “Châu Thành” là một danh từ chung chỉ lỵ sở hay thủ phủ của tỉnh, mang ý nghĩa là chốn phố xá đông đúc, văn minh và được ghi nhận trong nhiều câu ca dao Nam Bộ:

“Đất Châu thành nam thanh nữ tú
Trong vườn thú đủ các thứ chim.
Đất Châu thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Nước ròng bỏ bãi bày gành
Bậu đem duyên đi bán, đất Châu thành đều hay”.

Hiện tượng Châu Thành

Đến nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, “Châu thành” từ danh từ chung bắt đầu thành danh từ riêng để chỉ đô thị lỵ sở hoặc các vùng nông thôn ngoại vi của chúng. Bắt đầu từ năm 1912, tên gọi “Châu Thành” chính thức được dùng cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận của các tỉnh Nam Kỳ: Mỹ Tho (1912), Cần Thơ (1913), Sa Đéc (1916), Sóc Trăng (1916), Vĩnh Long (1917), Long Xuyên (1917), Trà Vinh (1917), Châu Đốc (1919), Rạch Giá (1920), Tân An (1922), Hà Tiên (1924), Thủ Dầu Một (1926), Bến Tre (1927), Biên Hòa (1928), Tây Ninh (1942), Bà Rịa (1943), Tân Bình (1944), Gò Công (1955), tỉnh Cửu Long có hai huyện Châu Thành Đông và Châu Thành Tây (sau 1975), Minh Hải (sau 1975).

Mặc dù hiện tượng “Châu Thành hóa” rất phổ biến ở Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ, thế nhưng lại khó có thể tìm thấy ở những vùng khác như Bắc Bộ hay Bắc Trung Bộ. Nghe thiệt là lạ luôn ha bà con! Hiện nay tại Tây Nam Bộ, những địa danh mang tên “Châu Thành” vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi. Xét về huyện thì có chín huyện mang tên “Châu Thành” ở tám tỉnh, bao gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang (tại đây có hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp. Xét về thị trấn thì có hai thị trấn ở hai tỉnh là Bến Tre và Trà Vinh. Ở vùng Đông Nam Bộ, tên gọi “Châu Thành” cũng có, nhưng hông phổ biến như ở Tây Nam Bộ khi ngày nay duy nhất chỉ còn ở tỉnh Tây Ninh là có huyện Châu Thành và thị trấn Châu Thành.

Tin liên quan

Hội quán Tuệ Thành - Dấu ấn văn hóa người Hoa Chợ Lớn

Tuệ Thành hội quán là một trong những hội quán lâu đời nhất của người Hoa Chợ Lớn, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ bảo lưu những nét đẹp văn hóa xưa của người Trung Quốc mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn của du khách mỗi dịp đến với Sài Gòn.
Xem chi tiết

Hội quán Minh Hương - Dấu ấn văn hóa Việt

Hội quán Minh Hương (hay còn gọi là đình Minh Hương) hiện nay tọa lạc tại số 308 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1993, ngôi đình này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Xem chi tiết

Chùa Ngọc Hoàng - Công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng không chỉ được biết đến là chốn cầu tự, cầu duyên linh thiêng của bà con nơi đây mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo, đồng thời là địa điểm mà mỗi du khách khi đặt chân đến Sài Gòn đều không thể bỏ qua.
Xem chi tiết

Đất Ba Giồng - Giải mã địa danh Ba Giồng

Khi có dịp về lại mảnh đất phương Nam trù phú, bà con sẽ không khó để bắt gặp câu ca ngọt ngào mà êm dịu
Xem chi tiết