Loading...
Chủ Nhật, 13/12/2020

Long An: Đất sử - Tình người

Trong quá trình chinh phục thiên nhiên, để tạo dựng cuộc sống, những đức tính truyền thống như cần cù, chịu khó, kiên cường, bất khuất…của người Long An ngày càng được bồi đắp thêm.

Đồng thời làm nảy nở những đức tính mới tốt đẹp trong quan hệ tốt đẹp giữa những con người cùng cảnh ngộ- nghèo khổ, phiêu dạt, phải lao động cực nhọc để kiếm sống, như chuộng tình nghĩa, sống thủy chung, sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt, trọng nghĩa khinh tài v.v... Những đức tính tốt đẹp ấy được hun đúc thành những phẩm chất truyền thống mà mỗi người dân Long An từ thế hệ này qua thế hệ khác đều hết sức quý trọng, nâng niu và gìn giữ.

Long An

Trải qua tiến trình lịch sử hơn 300 năm khẩn hoang mở cõi. Lịch sử hình thành Long An cũng song hành với dòng chảy lịch sử của vùng đất phía Nam:

Từ đầu thế kỷ XVII, cũng như vùng đất Đồng Nai - Gia Định vùng đất mà ngày nay là Long An vẫn còn là một vùng đất hoang sơ chưa người khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Khi lưu dân người Việt vào tạm trú ở vùng Bến Nghé càng nhiều và theo sông Rạch Cát phát triển xuống phía Nam đặt chân đến khu vực mà nay là Cần Giuộc, cần Đước.

Đến cuối thế kỷ XVII - 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược thì vùng đất Long An ngày nay thuộc bộ phận huyện Tân Bình.

Trong thế kỷ XVIII, những dòng lưu dân lại tiếp tục đến Long An và việc khai khẩn vùng đất này ngày thêm mở rộng. Và đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, lưu dân đến đây làm ăn sinh sống trên đất Long An khá đông và công cuộc khai phá đất đai và xây dựng quê hương đã có sự tiến triển một cách đáng kể.

Với những khó khăn trong vấn đề nước ngọt sinh hoạt cũng như dân số còn ít, trình độ kỹ thuật hạn chế mà cho đến cuối thế kỷ XVIII ở vùng đất Long An ngày nay chỉ mới có hai tổng Thuận An và Phước Lộc. Sang đầu thế kỷ XIX hai tổng trên mới được nâng lên thành huyện.

Bước sang thế kỷ XX, khi tình hình xã hội dần ổn định trở lại. Trong bối cảnh đó cũng như trên toàn cõi Đồng Nai - Gia Định, ở vùng đất Sài Gòn - Long An dân chúng lại tụ tập đến đây làm ăn đông đảo, số dân mỗi ngày một tăng trưởng.

Như vậy nhìn chung trải qua quá trình hơn 200 năm, những lớp nông dân từ các tỉnh miền Trung phiêu dạt vào Nam, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, với truyền thống lao động cần cù sáng tạo, nhất là với ý chí quyết tâm tìm con đường sống sau khi thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến ở quê hương cũ, đã chung lưng đấu cật dựa vào sức mạnh cộng đồng nổ lực khai phá một vùng đất rộng lớn.

Tài liệu tham khảo: Địa danh Long An, Xưa và Nay, đăng trên tạp chí Xưa và Nay tháng 8/1999.

Tin liên quan

Hội quán Tuệ Thành - Dấu ấn văn hóa người Hoa Chợ Lớn

Tuệ Thành hội quán là một trong những hội quán lâu đời nhất của người Hoa Chợ Lớn, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ bảo lưu những nét đẹp văn hóa xưa của người Trung Quốc mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn của du khách mỗi dịp đến với Sài Gòn.
Xem chi tiết

Hội quán Minh Hương - Dấu ấn văn hóa Việt

Hội quán Minh Hương (hay còn gọi là đình Minh Hương) hiện nay tọa lạc tại số 308 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1993, ngôi đình này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Xem chi tiết

Chùa Ngọc Hoàng - Công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng không chỉ được biết đến là chốn cầu tự, cầu duyên linh thiêng của bà con nơi đây mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo, đồng thời là địa điểm mà mỗi du khách khi đặt chân đến Sài Gòn đều không thể bỏ qua.
Xem chi tiết

Đất Ba Giồng - Giải mã địa danh Ba Giồng

Khi có dịp về lại mảnh đất phương Nam trù phú, bà con sẽ không khó để bắt gặp câu ca ngọt ngào mà êm dịu
Xem chi tiết