Loading...
Thứ Sáu, 27/9/2024

Sa Đéc - Dấu ấn lịch sử ba trăm năm

Ngày nay, khi có dịp xuôi về mảnh đất phương Nam, đâu đó ta vẫn nghe ngân nga câu hát “Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên ,mặn nồng”. Nhưng mà bà con biết hông! trước khi trở thành một miền Đồng Tháp trù phú như hôm nay thì nàng thơ Sa Đéc đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài với dấu ấn hơn 300 năm.

Theo một bài nghiên cứu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đăng trên tạp chí Xưa và Nay vào tháng 10/1997, tác giả cho rằng: Địa danh Sa Đéc là một huyền thoại, bởi theo Trương Vĩnh Ký địa danh Sa Đéc có nguồn gốc từ hai tiếng Phsar-Dek của người Khmer mà ra, có nghĩa là “Chợ sắt”.

Theo tác giả, ít nhất từ cuối TK XVI đến đầu TK XVII đã có lưu dân người Việt theo chân chúa Nguyễn đến khẩn hoang, lập ấp. Như vậy Chợ sắt Sa Đéc phải là nơi dừng chân, nghỉ ngơi.

Đến năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý vào Nam thì lưu dân ở đây đã lên đến trên 4 vạn hộ.

Vào những năm 1732 khi châu Định Viễn và dinh Long Hồ được đặt ra và thuộc phủ Gia Định thì Sa Đéc là một phần thuộc Châu Định Viễn. Đến năm 1757, khi cắt một phần châu Định Viễn để lập đạo Châu Đốc thì Sa Đéc lại thuộc về đạo Châu Đốc.

Sau sự kiện Tổng Trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt qua đời vào năm 1832, vua Minh Mạng chia từ 5 trấn thành 6 tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Thì khi đó chợ sắt Sa Đéc thuộc tỉnh An Giang.

Vào năm 1867, khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngay lúc này Pháp hủy bỏ hệ thống hành chính ở Nam Kỳ Lục Tỉnh và chia ra thành nhiều địa hạt và khu vực tham biện. Trong đó,tỉnh An Giang chia làm ba địa hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên.

Từ năm 1889, theo nghị định 20-12-1889 bãi bỏ danh xưng địa hạt và thống nhất gọi bằng tỉnh. Lúc này tỉnh Sa Đéc ra đời với 3 quận (Châu Thành, Cao Lãnh và Lai Vung), 10 tổng và 70 xã.

Mãi cho đến giai đoạn 1955-1975 dưới thời chính quyền Sài Gòn tỉnh Sa Đéc cắt một phần đất ở tả ngạn sông Tiền lập ra tỉnh Kiến Phong mới. Sau ngày thống nhất, tỉnh Sa Đéc đã sát nhập với tỉnh Kiến Phong để trở thành tỉnh Đồng Tháp như ngày nay với 3 thành phố (Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự) và 9 huyện.

Sa Đéc (27 tháng 9

Mặc dù Sa Đéc có thay đổi ra sao nhưng vẫn luôn phát triển hài hòa với cả vùng, cả tỉnh và cả nước. Đúng như cư dân địa phương vẫn ngâm nga:

“Tục kêu Sa Đéc thành danh
Bổn cảnh vườn ruộng tươi xanh đầy đường”

Rồi, rồi, giờ để hiểu thêm về đặc trưng văn hóa của xứ sở “vườn ruộng tươi xanh” này, Thư viện mời bà con ngồi xuống uống miếng trà, ăn cái bánh, cùng đón xem chuyên mục “Đó đây Nam Bộ” với các tập tại Sa Đéc trên fanpage và website Thư viện số Nguyễn An Ninh nhen!

Tài liệu tham khảo: “300 năm Sa Đéc” - tác giả Nguyễn Đình Đầu đăng trên tạp chí Xưa và Nay tháng 10/1997

Tin liên quan

Hội quán Tuệ Thành - Dấu ấn văn hóa người Hoa Chợ Lớn

Tuệ Thành hội quán là một trong những hội quán lâu đời nhất của người Hoa Chợ Lớn, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ bảo lưu những nét đẹp văn hóa xưa của người Trung Quốc mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn của du khách mỗi dịp đến với Sài Gòn.
Xem chi tiết

Hội quán Minh Hương - Dấu ấn văn hóa Việt

Hội quán Minh Hương (hay còn gọi là đình Minh Hương) hiện nay tọa lạc tại số 308 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1993, ngôi đình này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Xem chi tiết

Chùa Ngọc Hoàng - Công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng không chỉ được biết đến là chốn cầu tự, cầu duyên linh thiêng của bà con nơi đây mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo, đồng thời là địa điểm mà mỗi du khách khi đặt chân đến Sài Gòn đều không thể bỏ qua.
Xem chi tiết

Đất Ba Giồng - Giải mã địa danh Ba Giồng

Khi có dịp về lại mảnh đất phương Nam trù phú, bà con sẽ không khó để bắt gặp câu ca ngọt ngào mà êm dịu
Xem chi tiết