Loading...
Thứ Ba, 05/11/2024

Vĩnh Long - Vùng đất màu mỡ của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Tỉnh Vĩnh Long ngày nay đang là vùng đất đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với mùa sông nước ngọt ngào, với những cù lao xanh cây trái, những đồng lúa ngút ngàn thay phiên mùa gặt hái bên những mái đình, chùa làm xôn xao bến nước... Nhịp sống bình yên, êm ả là thành quả lao động của những tháng ngày "khai hoang mở đất".

Theo Đại Nam nhất thống chí: Tỉnh Vĩnh Long nguyên xưa là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên viễn đã lập phủ Gia Định. Nhưng vùng hoang địa phía nam dinh Phiên Trấn (tức huyện Tân Bình hay xứ Sài Gòn) còn để cho dân đến lập trang trại man nậu một cách thật tự do.

Năm 1732, chúa Nguyễn mới đặt vùng này làm châu Định Viễn (châu cũng như huyện song dân chúng còn thưa thớt hoặc pha tạp) và lập dinh Long Hồ, vẫn thuộc về phủ Gia Định. Trịnh Hoài Đức ghi rõ hơn: "Nguyên sơ lập ra châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ ở xứ Cái Bè, sau dời qua ấp Long An, thôn Long Hồ... Năm 1803, đổi tên là dinh Hoằng Trấn, lỵ sở ở chỗ này, tục gọi là xứ Bãi Bà Lúa".

Năm 1804, cải làm dinh Vĩnh Trấn. Năm 1804, đem hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang từ Hà Tiên cho thuộc về đây. Như vậy, châu Định Viễn với dinh Vĩnh Trấn rất rộng lớn, gồm khắp miền Tây Nam bộ.

Năm 1808, cải làm trấn Vĩnh Thanh, thăng châu Định Viễn làm phủ Định Viễn và thăng ba tổng lên làm huyện Vĩnh Bình, huyện Vĩnh An, huyện Tân An.

Năm 1810, trả lại hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang về cho Hà Tiên cũ.

Năm 1813, lập thêm huyện Vĩnh Định.

Năm 1823, đặt thêm phủ Hoằng An để cai quản hai huyện Tân An và huyện Bảo An (phân ra từ Tân An cũ).

Năm 1823, phân hạt gọi là tỉnh Vĩnh Long, nhập thêm phủ Lạc Hóa (gồm hai huyện Tân Ngãi, Trà Vinh) trước thuộc về phủ Gia Định. Lại tăng thiết huyện Vĩnh Trị cho thuộc phủ Định Viễn. Đồng thời, cho tách hai huyện Vĩnh Định, Vĩnh An và đạo Châu Đốc để lập tỉnh Kiên Giang.

Năm 1836, tiến hành công cuộc đạc điền lập địa bạ.

Năm 1867, Pháp cưỡng chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau đó, Pháp bỏ khung hành chính Nam kỳ lục tỉnh, mà chia ra 20 tỉnh. Riêng Vĩnh Long chia ra 3 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Vĩnh Long (lò gạch)

Sau năm 1975, Vĩnh Long và Vĩnh Bình nhập với nhau thành tỉnh Cửu Long. Nhưng từ ngày 2-12-1991, tỉnh Cửu Long lại chia thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như cũ.

Hiện tỉnh Vĩnh Long bao gồm: Thành phố Vĩnh Long, Thị xã Bình Minh và 06 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân; với 14 phường, 6 thị trấn, 87 xã, và 752 khóm/ấp.

Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay số đăng tháng 12/1997 của tác giả Nguyễn Đình Đầu

Tin liên quan

Hội quán Tuệ Thành - Dấu ấn văn hóa người Hoa Chợ Lớn

Tuệ Thành hội quán là một trong những hội quán lâu đời nhất của người Hoa Chợ Lớn, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ bảo lưu những nét đẹp văn hóa xưa của người Trung Quốc mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn của du khách mỗi dịp đến với Sài Gòn.
Xem chi tiết

Hội quán Minh Hương - Dấu ấn văn hóa Việt

Hội quán Minh Hương (hay còn gọi là đình Minh Hương) hiện nay tọa lạc tại số 308 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1993, ngôi đình này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Xem chi tiết

Chùa Ngọc Hoàng - Công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng không chỉ được biết đến là chốn cầu tự, cầu duyên linh thiêng của bà con nơi đây mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo, đồng thời là địa điểm mà mỗi du khách khi đặt chân đến Sài Gòn đều không thể bỏ qua.
Xem chi tiết

Đất Ba Giồng - Giải mã địa danh Ba Giồng

Khi có dịp về lại mảnh đất phương Nam trù phú, bà con sẽ không khó để bắt gặp câu ca ngọt ngào mà êm dịu
Xem chi tiết